B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
IV.1. Trong các polime dưới đây, chất nào có cấu trúc mạch phân nhánh?
A. Cao su thiên nhiên chưa lưu hóa
B. Cao su lưu hóa
C. Amilozơ
D. Amilopectin.
IV.2. Tơ nào sau đây chỉ điều chế bằng quá trình trùng hợp?
A. To nitron B. Tơ capron C. Tơ lapsan D. Tơ nilon-6,6.
IV.3. Điền vào các vị trí (1) và (2) các từ phù hợp:
I. Từ etilen, để có polietilen, ta thực hiện phản ứng (1)
II. Từ axit , để có tơ capron, ta thực hiện phản ứng (2).
A. (1) - trùng hợp; (2) - trùng ngưng
B. (1) và (2): trùng hợp
C. (1) trùng ngưng; (2) trùng hợp
D. (1) và (2): trùng ngưng.
IV.4. Khi đốt một loại polime X chỉ thu được khí và hơi nước (với tỉ lệ = 1:1). Polime X là chất nào?
A. Poli (vinyl clorua)
B. Poli propilen
C. Xenlulozơ
D. Poli stiren
IV.5. Tính hệ số polime hóa lần lượt của tơ nilon – 6,6 (biết M = 2500 gam) và của tơ capron (biết M = 15000 gam)?
A. 11 và 123
B. 11 và 133
C. 22 và 123
D. 22 và 133.
IV.6. Polime nào dưới đây thực tế không sử dụng làm chất dẻo?
A. Poli (acrilo nitrin)
B. Poli (metyl metacrylat)
C. Poli (phenol fomanđehit)
D. Poli (vinyl clorua)
IV.7. Trong số các polime sau đây: tơ tằm, len, sợi bông, tơ visco, tơ enăng, tơ axetat, nilon - 6,6. Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là loại nào?
A. Sợi bông, tơ axetat, tơ visco
B. Nilon – 6,6, tơ visco, tơ axetat
C. Nilon – 6,6, sợi bông, len
D. Nilon – 6,6, tơ tằm, sợi bông.
IV.8. Khi cho tác dụng với axit nào sau đây thì tạo ra nilon - 6,6.
A. Axit oxalic
B. Axit ađipic
C. Axit malonic
D. Axit glutamic.
IV.9. Cho sơ đồ:
X thỏa mãn sơ đồ là chất nào?
IV.10. Tác dụng chính của sự cao su lưu hóa là:
A. tạo loại cao su nhẹ hơn
B. giảm giá thành cao su
C. làm cao su dễ ăn khuôn
D. tạo cầu nối đisunfua giúp cao su có cấu tạo mạng không gian bền.
IV.11. Trong các mệnh đề sau, câu nào đúng nhất?
A. Tơ visco, tơ axetat đều là những loại tơ thiên nhiên
B. Tơ poliamit bền đối với nhiệt độ và bền về mặt hóa học
C. Polime dùng để sản xuất tơ phải có mạch không nhánh, xếp song song, không độc, có khả năng nhuộm màu
D. Tơ nhân tạo là loại tơ được điều chế từ những polime tổng hợp như tơ capron, tơ clorin.
IV.12. Quá trình điều chế tơ nào dưới đây là quá trình trùng hợp?
A. Tơ capron từ axit amino capoic
B. Tơ nitron (tơ olon) từ acrilonitrin
C. Tơ lapsan từ etilen glicol và axit terephtalic
D. Tơ nilon – 6,6 từ hexametylen điamin và axit ađipic.
IV.13. Polime dùng để sản xuất cao su buna-S được điều chế bằng cách trùng hợp buta-1,3-đien với
A. etilen B. stiren C. axetilen D. viny clorua.
IV.14. Poli (vinyl axetat) là hợp chất cao phân tử, hình thành do sự trùng hợp của:
IV.15. Qua nghiên cứu thực nghiệm cho thấy cao su thiên nhiên là polime của monome nào?
A. Buta - 1,3-đien
B. Buta - 1,2 - đien
C. Buta - 1,4 - dien
D. 2-metyl buta-1,3-đien.
IV.16. Cho các polime sau: Công thức của các monome để khi trùng hợp hoặc trùng ngưng tạo ra các polime trên lần lượt là:
IV.17. Cho các phản ứng sau:
(1) caprolactam → tơ capron
(2) axit amino caproic → tơ capron
Phát biểu nào sau đây đúng nhất?
A. (1) và (2) đều là phản ứng trùng ngưng
B. (1) và (2) đều là phản ứng trùng hợp
C. (1) là phản ứng trùng ngưng, (2) là phản ứng trùng hợp
D. (1) là phản ứng trùng hợp, (2) là phản ứng trùng ngưng.
IV.18. Cho mệnh đề sau:
Polime không bay hơi vì polime là hợp chất hữu cơ đa chức. Nhận xét nào sau đây đúng nhất?
A. Phát biểu đúng, giải thích đúng
B. Phát biểu đúng, giải thích sai
C. Phát biểu sai, giải thích đúng
D. Phát biểu sai, giải thích sai.
IV.19. Quá trình điều chế tơ nào dưới đây là quá trình trùng hợp?
A. Tơ nilon – 6,6 từ hexametylen điamin và axit ađipic
B. Tơ lapsan từ etilen glicol và axit terephtalic
C. Tơ nitron (tơ olon) từ acrilonitrin
D. Tơ capron từ axit aminocaproic.
IV.20. Cho:
(I): etanol (II): vinylaxetat
(III): isopren (IV): 2 - phenyletanol - 1
Tập hợp nào có thể điều chế cao su buna – S bằng 3 phản ứng?
A. (I + III)
B. (I + IV)
C. (II + III)
D. (III + IV)
IV.21. Hợp chất A có công thức phân tử là . Biết A tác dụng được với NaOH tạo ra muối của axit hữu cơ B mạch thẳng và 2 ancol là etanol và propan - 2 - ol. Mệnh đề sai là:
A. A là đieste.
B. Từ B có thể điều chế được tơ nilon – 6,6
C. Công thức của B là: (axit glutamic).
D. Tên gọi của A là etyl isopropyl ađipat.
IV.22. Tơ nilon – 6,6 là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng giữa cặp chất nào sau đây?
IV.23. Khi clo hóa PVC thu được một loại tơ clorin chứa 66,67% clo. Số mắt xích trung bình tác dụng với một phân tử clo là:
A. 1,5 B.3 . C. 2 D. 2,5.
IV.24. Hệ số polime hóa trong mẫu cao su buna (M 40000) bằng:
A. 400 B. 550 C. 740 D. 800.
IV.25. Chọn câu sai trong các mệnh đề sau:
A. Cao su isopren có thành phần giống cao su thiên nhiên
B. Nhựa phenolfomanđehit được điều chế bằng cách đun nóng phenol với fomanđehit lấy dư, xúc tác bằng axit
C. Phản ứng trùng ngưng khác phản ứng trùng hợp
D. Trùng hợp 2 – metylbuta – 1,3 – đien được cao su buna.
IV.26. Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào làm giảm mạch polime?
A. Cao su thiên nhiên + HCl
B. Amilozơ +
C. Poli (vinyl clorua) +
D. Poli (vinyl axetat) +
IV.27. Chất hoặc cặp chất nào sau đây tạo phản ứng trùng ngưng?
A. Ancol etylic và hexa metylen điamin
B. Axit oleic và glixerol
C. Axit stearic và etilen glicol
D. Axit amino enantoic.
IV.28. Thủy tinh hữu cơ được tổng hợp từ nguyên liệu nào sau đây?
A. Vinylclorua
B. Stiren
C. Metyl metacrylat
D. Propilen.
IV.29. Poli (vinyl clorua) được điều chế theo sơ đồ:
X → Y → Z → PVC
X là chất nào trong các chất sau?
A. Metan
B. Etan
C. Butan .
D. Propan.
IV.30. Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su buna - S là:
IV.31. Trong số các loại tơ sau:
(1) nilon - 6,6 (2) tơ capron (3) tơ axetat (4) sợi bông (5) tơ nitron
Tơ thuộc loại poliamit là:
A. (1), (2)
B. (1), (2), (5)
C. (2), (4), (5)
D. (2), (3), (5).
IV.32. PVC được điều chế từ khí thiên nhiên theo sơ đồ:
Nếu hiệu suất toàn bộ quá trình điều chế là 20% thì thể tích khí thiên nhiên (đktc) cần để điều chế ra 1 tấn PVC là (xem khí thiên nhiên chứa 100% metan về thể tích).
A. 1284 B. 3584 C. 8635 D. 6426 .
IV.33. Cứ hai mắt xích của PVC phản ứng với 1 phân tử clo tạo thành tơ clorin. Phần trăm khối lượng clo trong tơ clorin là:
A. 73,2% B. 79,7% C. 56,8% D. 66,67%.
IV.34. Cho sơ đồ sau: Axetilen → X → polime, thì X là: (1) vinyl clorua; (2) vinyl axetat.
A. (1) và (2) đều đúng
B. (1) và (2) đều sai
C. (1) đúng, (2) sai
D. (1) sai, (2) đúng.
IV.35. Tiến hành trùng hợp 5,2 g stiren. Hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với 100 ml dung dịch brom 0,15 M, cho tiếp dung dịch KI dư vào thì được 0,635 g iot. Khối lượng polime tạo thành là:
A. 4,8 g B. 3,9 g C. 9,3 g D. 2,5 g.
IV.36. Khối lượng phân tử của tơ capron là 15000 đvC. Số mắt xích trong công thức phân tử của loại tơ này là:
IV.37. Tiến hành trùng hợp 41,6 g stiren với nhiệt độ xúc tác thích hợp. Hỗn hợp sau phản ứng tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 16 g brom. Khối lượng polime thu được là:
A. 15,6 gam B. 20,8 gam C. 31,2 gam D. 36,4 gam.
IV.38. Cứ 5,668 g cao su buna - S phản ứng vừa hết với 3,462 g trong . Hỏi tỉ lệ mắt xích butađien và stiren trong cao su buna – S là bao nhiêu?
IV.39. Poli (vinyl clorua) được điều chế từ khí thiên nhiên (metan chiếm 95% khí thiên nhiên) theo sơ đồ chuyển hóa và hiệu suất mỗi giai đoạn như sau:
Muốn tổng hợp 1 tấn PVC thì cần bao nhiêu mỏ khí thiên nhiên (đktc)?
A. 5589 B. 5883 C. 2941 D. 5880 .
IV.40. Muốn tổng hợp 120 kg poli (metyl metacrylat) thì khối lượng của axit và rượu tương ứng cần dùng lần lượt là bao nhiêu?
(Biết hiệu suất quá trình este hóa và quá trình trùng hợp lần lượt là 60% và 80%):
A. 170 kg và 80 kg
B. 171 kg và 32 kg
C. 65 kg và 40 kg
D. 215 kg và 80 kg.