1. Tác giả, Ngô Thì Nhậm (1746 - 1802)
- Đỗ tiến sĩ.
- Là người có nhiều đóng góp cho triều đại Tây Sơn.
2. Hoàn cảnh sáng tác. Mục đích sáng tác:
Chiếu cầu hiện được viết khoảng năm 1788 – 1789. Ngô Thì Nhậm thay lời vua Quang Trung thuyết phục sĩ phu Bắc Hà ra công tác với triều đại Tây Sơn.
3. Thể loại:
- Chiếu thuộc loại văn nghị luận chính trị, xã hội.
- Đây là một loại công văn nhà nước do nhà vua truyền đến bề tôi.
- Đối tượng của bài Chiếu cầu hiền là bậc hiền tài, những nho sĩ mang năng tư tưởng Nho giáo vì vậy mà “cầu” chứ không phải “lệnh”.
4. Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử:
- Mở đầu tác giả chỉ ra quy luật xuất xứ của người hiền:
+ Phải do thiên tử sử dụng.
+ Không làm như vậy là trái đạo trời, trái quy luật của cuộc sống.
- Tác giả ví người hiền như sao sáng trên trời và quy luật của tinh tú là chầu về sao Bắc cực (Bắc thần tượng trưng cho thiên tử). Tác giả không chỉ dùng hình ảnh so sánh (Thiên tử là sao Bắc cực; người hiền là sao sáng; quy luật, vận dụng của tinh tuý là chầu về Bắc cực...) mà hình ảnh đó lại được lấy từ luận ngữ - một trong những sách kinh điển của Nho gia.
5. Cách ứng xử của bậc hiền tài Bắc Hà
- Từ Tây Sơn ra Bắc diệt Trinh, sĩ phu Bắc Hà có cách ứng xử như sau:
+ Bỏ đi ở ẩn.
+ Mai danh ẩn tích, bỏ phí tài năng (“cố giữ tiết tháo như da bò bền” lấy từ Kinh dịch).
- Những người ra làm quan với Tây Sơn thì hoặc sợ hãi im lặng như bù nhìn (không dám nói năng như hàng trượng mã) hoặc làm việc cầm chừng (đánh mẽ giữ cửa).
+ Một số người đi tự tử (ra bể vào sông).
Nói tóm lại, không đem tài năng của mình ra cống hiến cho đất nước, khác nào kẻ “chết đuối trên cạn mà không tự biết”.
Tuy nhiên, tác giả không nói thẳng ra những điều đó bằng ngôn từ trực tiếp mà dùng hình ảnh hoặc lấy trong kinh điển Nho gia, hoặc mang ý nghĩa tượng trưng. Cách diễn đạt như vậy vừa ý nhị, vừa có tính chất châm biếm nhẹ nhàng, vừa tỏ ra người viết chiều có kiến thức sâu rộng, có tài hoa văn chương, khiến người nghe không thể không tự ái mà còn nể trọng và tự cười về thái độ ứng xử chưa đúng của chính mình.
- Sau khi chỉ ra thực tế về cách ứng xử của sĩ phụ Bắc Hà, người viết đặt ra câu hỏi theo thể lưỡng đạo, khiến người nghe không thể không thay đổi cách sống. Bởi vì, hoặc là coi Nguyễn Huệ “ít đức”, không xứng để phò tá; hoặc là bây giờ đang thời loạn lạc. Hai điều này đều không đúng với hiện thực bấy giờ. Vậy thì chỉ còn một cách phải ra phục vụ và phục vụ hết lòng cho triều đại mới.
6. Nhu cầu của đất nước bây giờ
- Tác giả chỉ ra tính chất của thời đại: “Trời còn thảo muội, buổi đầu đại định” (xem chú thích trong sgk) và cùng thẳng thắn nhận những điều bất cập của triều đại mới do mình đứng đầu; giềng mối triều đình còn nhiều thiếu xót, việc biên ải chưa yên, dân chưa hồi sức sau chiến tranh, đức hóa chưa thấm nhuần...
- Công việc nhiều và nặng nề đòi hỏi phải có sự trợ giúp của nhiều bậc hiền tài. Để nói về điều đó, tác giả dùng hình ảnh “sức một cây gỗ không chống nổi tòa nhà to” và chỉ ra một sự thực là “Mưu lược một kẻ sĩ không dựng được cuộc thái bình”.
Lời lẽ đoạn 2 vừa khiêm nhường nhưng cũng vừa kiên quyết khiến người hiền tài không thể không ra giúp triều đại mới.
Kết thúc đoạn 2, tác giả lại dẫn lời Khổng Tử trong sách Luận ngữ để khẳng định rằng, nhân tài không những có mà còn có nhiều. Vậy tại sao lại “không có người kiệt xuất hơn đời để giúp rập chính sự buổi đầu cho trẫm ư?”.
7. Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung vừa mở rộng, vừa đúng đắn.
- Trước hết, tất cả mọi tầng lớp nhân dân từ quan liêu lớn nhỏ đến dân chúng trăm họ đều được phép dâng thư tỏ bày công việc.
- Cách tiến cử cũng rộng mở, dễ làm gồm ba cách: tự mình dâng thư bày tỏ công việc, các quan tiến cử, dâng thư tự cử.
- Cuối cùng tác giả kêu gọi mọi người có tài có đức hãy cùng triều đình gánh vác việc giúp nước và hưởng phúc lâu dài.
Tóm lại, các biện pháp cầu hiền của vua Quang Trung vừa cụ thể, vừa dễ thực hiện.
GỢI Ý BÀI TẬP NGHIÊN CỨU
1. Lập dàn ý bài Chiếu cầu hiền: Dựa vào các bài Chiếu học sinh đã học: Chiếu dời đô, (Lí Công Uẩn); Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm). Về tính chất, chiếu thuộc loại nghệ thuật chính trị - xã hội và do đó, về nghị luận chiếu coi trọng yếu tố lập luận, tự thuyết phục người nghe thực hiện một yêu cầu nào đó của bề trên.
2. Đoạn 1 bài Chiếu cầu hiền thể hiện sự lập luận chặt chẽ, có hô ứng, đóng mở...
Trước hết, tác giả nêu ví dụ của hiền: như sao sáng trên trời. Quy luật của họ là về chầu Bắc thần; người hiền tài phải do thiên tử sử dụng. Nếu hiền tài không do thiên tử sử dụng khác nào sao trên trời không về chầu Bắc cực, trái với ý trời.
Tác phẩm có lập luận chặt chẽ, lời văn mềm mỏng nhưng buộc chặt khiến người hiền tài thấy được trách nhiệm của mình với đất nước, đối với triều đại mới mà không thể không ra giúp.