I. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ VÀ TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ
1. Tác giả Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939)
- Sinh ra trong một gia đình "nghèo gia truyền” (Ngô Tất Tố).
- Cuộc đời ông từ bé đến lớn lúc qua đời có thể khái quát bằng mấy chữ “vật chất, bấp bênh”.
- Ông là người mực thước, có ý thức cao về lao động nghệ thuật.
- Là cây bút có sức sáng tạo dồi dào.
- Viết rất thành công thể loại phóng sự và tiểu thuyết, được đề cao “vua phóng sự Bắc Kì”
2. Tiểu thuyết Sổ đỏ
- Hoàn cảnh ra đời: Tiểu thuyết Số đỏ ra đời năm 1936 là năm đầu của thời kì Mặt trận Dân chủ Đông Dương. Không khí đấu tranh dân chủ sôi nổi, chế độ kiểm duyệt sách báo khe khắt của thực dân tạm thời phải bãi bỏ. Bối cảnh đó tạo điều kiện cho nhà văn đi sâu phanh phui thực hiện xã hội lố lăng, bịp bợm, nửa Ta nửa Tây lúc bấy giờ.
- Nội dung tư tưởng của tác phẩm: Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt, đả kích sâu cay xã hội tư sản thành thị đang chạy theo lối sống nhố nhăng, đồi bại, chà đạp lên đạo đức truyền thống của dân tộc.
- Đặc sắc nghệ thuật:
+ Nghệ thuật viết tiểu thuyết già dặn.
+ Biện pháp châm biếm sắc sảo.
+ Xây dựng được một loạt chân dung biếm họa xuất sắc.
+ Nhân vật Xuân Tóc Đỏ được xây dựng bằng bút pháp điển hình cho thấy ngòi bút thâm sâu của tác giả. Xuân Tóc Đỏ chỉ là đứa trẻ mồ côi, sống lang bạt ở hè phố nhưng lại gặp hàng loạt may mắn để cuối cùng trở thành người danh giá của giới thượng lưu. Chính cái dâm, cái đểu, đặc biệt là sự bịp bợm, láu cá đã giúp Xuân Tóc Đỏ nổi tiếng. Vậy là cái xã hội thượng lưu mĩ miều kia là xã hội của những kẻ đại bịp.
II. ĐOẠN TRÍCH HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA
(Trích toàn bộ chương V của tiểu thuyết Số đỏ)
1. Nhan đề của chương truyện Hạnh phúc của một tang gia chứa đựng trong đó mâu thuẫn trào phúng cơ bản của cả chương truyện. Tang gia là gia quyến mất đi một người thân, đau thương vô hạn, buồn thảm vô cùng. Nhưng thật nghịch lí, trái với lẽ thường, ở đây tang gia nhưng ai cũng sung sướng, hạnh phúc. Bởi vì cái chết kia sẽ biến di chúc của cụ cố từ chỗ là lí thuyết đến lúc được thực hành, ai cũng có một phần trong gia tài kếch sù của cụ. Mặt khác, đám tang còn mang đến cho con cháu kia mỗi người một niềm vui riêng không giống ai, nhưng ai cũng nóng lòng sốt ruột thành thử nét mặt ai cũng có nét bối rối, đảm chiêu, nét “buồn lãng mạn rất đúng mốt một nhà có đám”. Mang nhiều nỗi sung sướng riêng, chung trong lòng như thế nên đám con cháu “vui vẻ tưng bừng” đi chuẩn bị cho đám tang thành thử cảnh nhà tấp nập vui như Tết.
→ Tên truyện đã tạo được tình huống trào phúng đặc sắc làm nổi bật mâu thuẫn trào phúng đủ loại và làm đậm nét hàng loạt chân dung biếm họa của một đại gia đình bất hiếu.
2. Hình ảnh một đại gia đình bất hiếu
- Niềm vui, hạnh phúc chung của mọi thành viên trong gia đình khi cụ cố tổ chết: Ai cũng được chia gia tài (điều họ mong mỏi từ lâu)
* Mỗi người có một niềm vui sướng riêng:
- Cụ cố Hồng mới 50 tuổi nhưng lâu nay mơ ước được gọi là cụ cố. bây giờ đã thoả nguyện, cụ mơ màng đến cái lúc mặc bộ đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc, vừa khóc mếu để thiên hạ phải khen: “Con trai lớn đã già thế kia à”. Người ta mong được khen trẻ, cụ lại mong được khen già, thật là trái đời. Mong cha chết để trở thành người thay thế vị trí cụ cố, thật là bất hiếu.
- Ông Văn Minh là cháu đích tôn của cụ cố tổ nên chắc chắn được chia gia tài vì vậy ông mong luật sư đến nhanh. Chi tiết Văn Minh luận về công và tội của Xuân Tóc Đỏ khiến chúng ta phải ngỡ ngàng (Xuân gây ra hai tội, bình thường là tội lớn, làm mất danh giá của gia đình Văn Minh, Xuân quyến rũ, cô Tuyết, em gái Văn Minh, tố cáo tội ngoại tình của em gái khác của ông. Nhưng tình cờ Xuân gây ra cái chết thật nhanh cho cụ cố tổ. Đây mới là công to phải trả ơn cho xứng và vì vậy hai tội kia trở thành tội nhỏ). Đứa cháu Văn Minh, tân tiến nhưng lại vô đạo đức, bất hiếu tột cùng.
- Ông Phán, cháu rể của cụ cố tổ, vui vì không ngờ giá trị bị vợ cắm sừng lại lớn đến như vậy.
- Cô Tuyết, cháu gái cụ cố tổ, sung sướng vì sẽ được mặc bộ đồ tang mang tên “Ngây thơ” (rất hở hang, khêu gợi) để cho thiên hạ thấy cô “chưa đánh mất cả chữ trinh”.
- Cậu tú Tân sướng điên người vì được dịp dùng mấy cái máy ảnh mới mua.
→ Đồng tiền và lối sống văn minh rởm đã len vào đời sống từng gia đình, tàn phá tình cảm, băng hoại đạo đức truyền thống.
3. Hình ảnh những người đến đi đưa đám ma cụ cố tổ
- Những ông bạn thân của cụ cố Hồng.
+ Là những người có địa vị. Đi đám ma nhưng “ngực đầy huân chương” như đi lễ hội. Phô trương không đúng chỗ.
+ Mép và cằm đầy đủ các loại râu ria, oai vệ nhưng cũng rất dâm đãng (Họ không cảm động trước người chết mà cảm động trước sự hở hang của cô Tuyết).
- Mấy trăm giai thanh gái lịch nhưng lại ứng xử vô văn hóa, vô đạo đức: biến bãi tha ma thành nơi chụp ảnh "nghệ thuật”, đi đưa đám là để bình phẩm, chê bai, lẳng lơ với nhau.
→ Đó là hình ảnh thu nhỏ của xã hội thượng lưu hãnh tiến, vô văn hóa, vô đạo đức.
4. Hình ảnh Xuân Tóc Đỏ: Mặc dù hắn xuất hiện cuối đoạn trích nhưng hình ảnh nó đã bao trùm đoạn trích, ai cũng hướng về nó, quan tâm đến nó (vợ chồng cụ cố Hồng, Văn Minh, Cô Tuyết, ông Phán...). Hắn hiểu điều đó và biết xuất hiện đúng lúc, quảng cáo đúng chỗ, đáp ứng đúng ý thích người mà hắn cần lấy lòng (chú ý ánh mắt đưa tình hàm ý biết ơn của Tuyết; bà cô Hồng sung sướng, biết ơn vì Xuân đã làm cho đám ma trở thành danh giá nhất). Đoạn trích khắc sâu thêm tính cách tinh quái, láu lỉnh của Xuân (người ta cứ phải ngộ nhận vì sự tinh quái láu lỉnh đó).
5. Cảnh “đám ma gương mẫu”
- Một đám ma to tát:
+ Theo lối Ta, Tây, Tàu...
+ Vòng hoa, câu đối, người đi đưa (ba trăm, vài ba trăm... số nhiều, số đông).
- Một đám ma danh giá
+ Có mặt nhiều vị tai to mặt lớn.
+ Rất đông nam thanh nữ tú.
+ Có nhà sư, báo Gõ mõ...
- Một đám ma hợp thời trang với những bộ đồ tang mốt mới nhất.
- Một đám ma rộn rã, tưng bừng (đi đến đâu làm huyên náo đến đấy)
⇒ Đám tang diễn ra như một tấn hài kịch, đó là dịp để người ta “khoe danh, khoe của, khoe áo, khoe tình”. Một đám tang có tất cả để trở thành danh giá nhất, chỉ thiếu một điều đó là nỗi đau buồn, lòng thương xót, đây mới chính là điều cần có của một đám tang.
6. Qua hình ảnh trên có thể thấy xã hội tự sản thành thị đương thời vừa lố lăng, đồi bại, vừa giả dối vô đạo.
7. Nghệ thuật trào phúng
- Khai thác triệt để mâu thuẫn trào phúng (tang gia mà ai cũng hạnh phúc; đám tang mà như đám hội; thừa sự lố lăn, kệch cỡm, mà thiếu lòng thương tiếc, thiếu sự trang nghiêm...)
- Các thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa... được dung linh hoạt.
- Tạo được những chi tiết trào phúng đặc sắc, có giá trị (phân tích chi tiết cuối: Ông Phán oặt người khóc mãi không thôi, nhưng lại rất tỉnh táo trong hành động trả ơn Xuân Tóc Đỏ) → Giả dối đến mức thành thạo.
- Những câu văn hài hước (Các em có thể thống kê rất nhiều câu văn hài hước trong chương sách - Ví dụ: “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm”, “Những việc trắc trở như thế đã làm cho ông già hơn tám mươi tuổi phải chết một cách bình tĩnh”).
8. Bài tập nghiên cứu: Thử so sánh nét riêng và điểm chung của hai đoạn trích Đám tang lão Gôriô (Bandắc) và Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng).
Gợi ý:
- Đám tang lão Gôriô là đám tang “kẻ khó” nên chẳng có người thân, không có bạn bè, diễn ra nhanh chóng, sơ sài...
- Đám tang cụ cố tổ, một người giàu có nên có mặt tất cả người thân, rất đông bạn bè, diễn ra rầm rộ, tưng bừng..
- Nét giống: Đều chỉ trích những con người bất hiếu, vô đạo đức, thể hiện sức mạnh của đồng tiền, tàn phá những giá trị đạo đức tưởng chừng bất biết.