I. YÊU CẦU

- Đọc kĩ nội dung bài học trong sách giáo khoa.

- Hệ thống hóa kiến thức cơ bản của bài học.

+ Những nét nổi bật về bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.

+ Quá trình phát triển và những đặc điểm của văn học nửa thế kỉ này.

+ Có sự so sánh với văn học giai đoạn trước (văn học trung đại) để thấy được mặt tiến bộ của văn học giai đoạn này.

II. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Những nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển của văn học thời kì này:

- Xã hội Việt Nam từ đầu thế kỉ XX trở đi biến đổi theo hướng hiện đại (về kinh tế, cơ cấu giai cấp, ý thức hệ...).

- Văn hóa Việt Nam thời kì này cũng có sự thay đổi, dần dần thoát khỏi ảnh hưởng của phong kiến Trung Hoa, bắt đầu mở rộng tiếp xúc với văn hóa phương Tây, mà chủ yếu là văn hóa Pháp. Lớp trí thức Tây học tiếp thu tự tưởng mới của văn hóa phương Tây nên có những nhận thức, quan niệm về vũ trụ, nhân sinh về cái đẹp mới mẻ, họ dần dần thay thế lớp trí thức Nho học để thổi vào đời sống xã hội một làn sóng văn hóa mới.

- Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự phát triển của nền văn hóa dân tộc.

- Báo chí và nghề xuất bản phát triển mạnh, vai trò của chữ quốc ngữ đối với báo chí và dịch thuật...

2. Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, phát triển qua ba chặng

(1)- Chặng thứ nhất: Hai thập niên đầu của thế kỉ XX.

+ Thành tựu tiêu biểu của chàng này là văn thơ yêu nước và cách mạng với tác giả tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh... Về nội dung tư tưởng có những đổi mới khá rõ nét nhưng hình thức ngôn ngữ và thi pháp vẫn thuộc phạm trù văn học trung đại (Rượu mới bình cũ).

+ Đáng chú ý ở chặng này là sự xuất hiện của tiểu thuyết viết bằng chữ quốc ngữ nhưng phần lớn còn vụng về, non nớt.

(2)– Chặng thứ hai: Những năm 20 của thế kỉ XX.

+ Về văn xuôi: Xuất hiện nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, (Ở Nam Kì có Hồ Biểu Chánh; Bắc Kì có Hoàng Ngọc Phách, Phạm Duy Tốn...). Đặc biệt là những sáng tác viết bằng tiếng Pháp của Nguyễn Ái Quốc khi người hoạt động ở nước ngoài.

+ Về thơ ca: Nổi bật là Tản Đà, một hồn thơ phóng túng, đầy cảm xúc, người mang đến nhiều dấu hiệu mới lạ của thơ.

(3) - Chặng thứ ba: Từ đầu những năm 30 đến Cách mạng tháng Tám 1945, văn học phát triển mạnh về cả số lượng lẫn chất lượng, đạt nhiều thành tựu về các thể loại.

+ Văn xuôi:

• Tiểu thuyết (Tiểu thuyết của nhóm Tự lực văn đoàn; tiểu thuyết hiện thực).

• Truyện ngắn:

• Phóng sự, kí sự, bút kí, tùy bút.

+ Thơ ca:

• Phong trào Thơ mới.

• Thơ ca cách mạng.

+ Kịch nói có những phát triển mới.

+ Nghiên cứu, lí luận phê bình văn học, cũng phát triển với nhiều công trình tiêu biểu.

3. Đặc điểm của văn học nửa đầu thế kỉ XX

- Văn học đổi mới mạnh mẽ theo hướng hiện đại hóa.

+ Khái niệm hiện đại hóa (xem SGK)

+ Nội dung hiện đại hóa; đổi mới quan niệm văn chương; thay đổi kiểu nhà văn; thay đổi công chúng văn học; đổi mới hệ thống thi pháp; nội dung tư tưởng phù hợp với hiện thực đời sống.

Các em có thể lập bảng so sánh để thấy chiều hướng đổi mới của văn học thời kì này.

* Văn học trung đại

+ Quan niệm sáng tác: Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí

+ Người sáng tác: Nhà nho

+ Người đọc: Tầng lớp nho sĩ

+ Thi pháp: Tính quy phạm, phi ngã

* Văn học cận đại (đổi mới theo xu hướng hiện đại hóa)

+ Quan niệm sáng tác: Văn chương là một hoạt động nghệ thuật nhận thức, khám phá hiện thực và cái đẹp.

+ Người sáng tác: Văn nghệ sĩ chuyên nghiệp

+ Người đọc: Các tầng lớp thị dân

+ Thi pháp: Đề cao cá tính sáng tạo

- Văn học hình thành theo hai khu vực và phân hóa thành nhiều dòng, vừa đấu tranh, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển.

+ Hai khu vực: công khai và không công khai.

+ Khu vực văn học công khai hợp pháp chia thành hai dòng chính:

• Văn học lãng mạn.

• Văn học hiện thực.

(Các em dựa vào sách giáo khoa để tìm hiểu đặc trưng, đóng góp cũng như hạn chế của hai dòng văn học này. Các em có thể lập bảng và tự điền kiến thức vào bảng).

- Văn học phát triển với nhịp độ hết sức nhanh chóng và đạt được những thành tựu to lớn.

+ Các em đọc kĩ đặc điểm này (sách giáo khoa), lưu ý tốc độ phát triển qua một số thể loại: thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn.

+ Giải thích được nguyên nhân có sự phát triển mau lẹ như vậy. (Sức sống, tinh thần dân tộc vươn lên mạnh mẽ).

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

1. Hiểu thế nào là hiện đại hóa trong văn học?

(Xem mục III, trong sách giáo khoa)

2. Quá trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX diễn ra như thế nào?

(Đó là một quá trình đổi mới trên mọi mặt, không chỉ đổi mới thi pháp mà đổi mới cả nội dung, đổi mới lực lượng sáng tác, công chúng văn học. Quá trình đó thể hiện qua ba chặng đường phát triển của văn học nửa đầu thế kỉ XX).