PHẦN I. TÁC GIẢ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU (1822 – 1888)

1. Cuộc đời

- Các em đọc kĩ phần giới thiệu cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu trong sách giáo khoa, tóm tắt những sự kiện chính.

- Cần cảm nhận được nhân cách cao đẹp của Nguyễn Đình Chiểu.

Ông là một tấm gương sáng ngời về nghị lực và đạo đức, đặc biệt là thái độ suốt đời gắn bó, chiến đấu không mệt mỏi cho lẽ phải, cho quyền lợi của nhân dân, đất nước.

2. Sự nghiệp văn thơ

a) Những tác phẩm tiêu biểu:

- Trước khi thực dân Pháp xâm lược ông sáng tác hại truyện thơ

+ Lục Vân Tiên

+ Dương Từ Hà Mậu (Nhằm truyền bá đạo lí làm người)

- Khi thực dân Pháp xâm lược, Nguyễn Đình Chiểu là lá cờ đầu tiên cho thơ văn yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX (Nhiều bài thơ và văn tế có giá trị).

b) Giá trị nội dung tư tưởng của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:

Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ đầu tiên khái quát lên được tính chiến đầu của văn chương, xem ngòi bút sáng tác là vũ khí (chống gian tà, chống xâm lược):

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.

(Dương Từ – Hà Mậu)

- Tác phẩm Lục Vân Tiên các em đã được học ở THCS, được đọc hiểu một số đoạn tiêu biểu. Các em xem thêm nội dung bài học trong sách giáo khoa.

Gợi ý trả lời câu hỏi: Vì sao tác phẩm Lục Vân Tiên với lí tưởng đạo đức nhân nghĩa lại được nhân dân ta đặc biệt là nhân dân Nam Kì tiếp nhận một cách nồng nhiệt đến thế?

+ Vì đạo lí làm người được đề cập trong tác phẩm tuy mang tinh thân nhân nghĩa của đạo nho nhưng vẫn đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc.

+ Những nhân vật lí tưởng trong tác phẩm là con người trung hiếu, thủy chung, có lòng nhân rất gần gũi với người dân Nam Bộ vốn trong nghĩa khinh tài.

- Thơ văn yêu nước chống Pháp của Nguyễn Đình Chiểu có ý nghĩa tích cực đối với cuộc sống và chiến đấu của nhân dân ta những ngày cầu Pháp xâm lược.

+ Thơ văn ông đã phản ánh chân thực một thời kì đau thương của đất nước, khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc, ý chí cứu nước của nhân dân ta.

• Tình cảnh đáng thương của nhân dân và tội ác chất chồng của thực dân là:

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chay

Mất ổ bầy chim dáo dác bay

Bến Nghé của tiền tan bọt nước

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.

(Chạy Giặc)

Hình ảnh kẻ thù nhiễu nhương khiến người dân căm thù tột độ:

Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan;

Ngày xem ống khói chạy đen sì muốn ra cắn cổ.

(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

+ Nguyễn Đình Chiểu nhiệt liệt ngợi ca những tấm gương yêu nước, những anh hùng nghĩa sĩ chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc.

• Đó là những sĩ phu đứng về phía nhân dân “chẳng nghe thiên tử chiếu”, biến trung quân thành ái quốc.

Gian truân kể xiết mấy nhiêu lần

Vì nước đành trao một tấm thân.

(Thơ điếu Trương Định)

Họ xác định lẽ sống chết rất rõ ràng:

Anh hùng thà thác chẳng đầu Tây

(Thơ điếu Phan Tùng)

• Đó là những người “dân ấp, dân lân” chỉ quen việc đồng áng cuốc cày nhưng khi quê hương bị giặc chiếm đóng hộ tự chiêu mộ thành đội quân vì nghĩa nổi dậy đánh đồn:

Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh;

Bọn hè trước, lũ ở sau, trối kệ tàu thiếc tàu đồng súng nổ.

(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

• Đó là những tấm gương giữ khí tiết, bất hợp tác với giặc khi chúng đặt ách thống trị.

Dù đui mà giữ đạo nhà

Còn hơn có mắt ông cha không thờ.

(Ngư Tiều y thuật vấn đáp)

+ Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu nuôi dưỡng niềm tin tưởng vào ngày mai:

Chừng nào thánh đế ân soi thấu

Một trận mưa nuần rửa núi sông.

(Xúc cảnh)

3. Tìm hiểu nét gần gũi giữa Nguyễn Trãi với Nguyễn Đình Chiểu

- Tinh thần nhân nghĩa của hai nhà thơ đều gắn với lòng yêu nước, thương dân, mong trừ được bạo, để yên dân.

- Các em hãy vận dụng kiến thức đã học về hai nhà thơ để chứng minh cho nhận xét trên.

PHẦN II. TÁC PHẨM

1. Hoàn cảnh ra đời

- Các em xem phần đầu của Tiểu dẫn trong bài học để nắm được hoàn cảnh ra đời bài văn tế.

- Các em cần hiểu thêm bối cảnh thời đại khi bài văn tế ra đời để thấy ý nghĩa khích lệ của tác phẩm đối với cuộc kháng chiến của dân tộc: Đó là vào khoảng cuối năm 1861 đầu năm 1862. Lúc này thành Gia Định đã thất thủ, rồi Cần Giuộc cũng mất. Thực dân Pháp đánh lấn dần sang ba tỉnh miền Đông Triều đình nhà Nguyễn bắt đầu phân hóa, phe chủ hòa đang mạnh thế. Mặc dù vậy, phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì vẫn diễn ra rất sôi nổi với tinh thần xả thân vì nghĩa lớn được cả nước ca ngợi, cảm phục. (Trong đó có nghĩa sĩ Cần Giuộc).

2. Thể loại: Văn tế (Các em xem tiểu dẫn để hiểu loại văn này)

3. Bố cục: 4 phần

- Lụng khởi: Luận chung về lẽ sống chết.

- Thích thực: Kể công đức, phẩm hạnh, cuộc đời người đã khuất.

- Ai vãn: Niềm thương tiếc đối với người đã khuất.

- Kết: Lời cầu nguyện của người đứng tế.

4. Phân tích hình tượng người nghĩa sĩ nông dân trong bài văn tế:

+ Trước hết các em phải tìm hiểu đoạn 1 (2 câu đầu) để thấy được khung cảnh bão táp của thời đại (Súng giặc đất nền) và ý chí kiên cường bất khuất của nhân dân ta (lòng dân trời tỏ); ngay từ đoạn đầu tác giả khắng định ý nghĩa bất tử của cái chết vì nghĩa điều đó càng nâng lên vẻ đẹp của bức tượng đài nghĩa sĩ được tái hiện, ở đoạn 2 (từ câu 3 đến câu 15).

+ Để làm nổi bật vẻ đẹp của người nghĩa sĩ ở phần 2, các em nền đi theo từng đoạn nhỏ tương ứng với những gợi ý ở câu hỏi.

- Xuất thân của nghĩa sĩ (câu 3 – 5)

- Là người nông dân nghèo (chú ý phân tích sức gợi tả, gợi cảm của từ “cui cút”: gợi sự đơn lẻ, lặng lẽ, cặm cụi lao động).

- Họ hoàn toàn xa lạ với việc binh đao.

• Chỉ quen với những công việc đồng ruộng nặng nề (cuốc, cày, bừa, cấy → liệt kê những công việc làm nổi bật sự lam lũ của họ).

• Chưa từng được luyện tập để đi đánh trận.

- Bước chuyển biến ở nghĩa sĩ khi bọn giặc xâm chiếm quê hương: (câu 6 - 9)

+ Về tình cảm: Xuất hiện trong lòng họ căm thù giặc.

• Vì kẻ thù tanh hội như loài dễ chó (mùi tinh chiên), dơ bẩn (vấy vá), xấu xa (thói mọi) → ghét chúng như nhà nông ghét cỏ.

• Thấy tàu giặc chạy trên sông, “muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ”.

+ Về nhận thức họ hiểu đất nước là một dai giang sơn gấm vóc (xã thư đồ sộ) không thể để kẻ thù thôn tính, thu phục (chém rắn đuổi hươu, treo dê bán chó).

+ Họ tự giác trong hành động cứu nước, chẳng chờ “ai đòi”, “ai bắt”, chẳng thèm “trộn ngược”, “trốn xuôi” mà tự nguyện đứng vào hàng quần vì nghĩa.

- Hình ảnh nghĩa quân trong trận cộng đồn (câu 10 – 15)

- Tác giả tiếp tục khẳng định bản chất của đội quân áo vải. Họ là “dân ấp dân lân” chẳng phải “quân cơ, quân vệ” cũng chẳng phải dòng dõi nhà binh, chưa một lần tập võ nghệ, chưa từng được học cách bố trận, bày binh nhưng có hề gì khi họ vốn là những người dân Nam Bộ giàu lòng mến nghĩa” trông thấy sự nhiễu nhương của kẻ thù thì không thể chịu được. Họ chính là những Lục Vân Tiên trong một sáng tác khác của Nguyễn Đình Chiểu “Giữa đường thấy việc bất bình chẳng tha”.

+ Trang bị của nghĩa sĩ khi ra trận cũng thô sơ, giản dị như chính cuộc đời thường của họ, cũng chỉ “manh áo vải”, “một đời cá rách” từng cùng họ phơi sương nắng trên đồng ruộng, giờ thay áo bào, áo trận che chở họ lúc công đồn. Vũ khí là những “ngon tầm vông”, “rơm con củi”, “lưỡi dao phay” lấy từ cuộc sống thôn dã, nghèo khổ của họ nhưng khi họ vào trận chúng lại phát huy được hiệu quả đáng kinh ngạc. “đốt xong nhà dạy đạo kia”, “chém rớt đầu quan hai”. Chính lòng căm thù và ý thức bảo vệ quê hương đã truyền thêm lửa, truyền thêm độ sắc bén cho những vũ khí thô sơ đó.

+ Đẹp nhất là hình ảnh nghĩa sĩ xông trận. Một không khí khẩn trương, sôi động, quyết liệt, hào hùng. Thể hiện qua các thủ pháp:

• Tạo thế đối lập giữa ta và địch (kẻ thù “đạn nhỏ, đạn to”, “tàu tiếc, tàu đồng” tối tân, hiện đại trong khi ta chỉ có vũ khí rất thô sơ).

• Nhiều động từ chỉ hành động (Đạp, lướt, xô, xông, đâm, chém, hè, ó...)

• Những từ ngữ đan chéo (đâm ngang, chém ngược)

• Nhịp câu ngắn gọn:

Nổi bật trên nền trận đánh quyết liệt đó là tinh thần dũng cảm, xả thân quên mình. Hình như lúc đó họ chẳng nghĩ mình còn mẹ già, vợ yếu, con thơ, nếu chẳng may họ nằm xuống thì, gia quyến họ trong cậy vào ai. Lúc đánh trận chỉ thấy họ “liều mình như chẳng có”, “trối kệ tàu thiếc, tàu đồng” của giặc.

⇒ Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng được một tượng đài tập thể, những người nghĩa sĩ nông dân vì nghĩa quên mình. Họ chẳng được học hành, quanh năm chẳng ra khỏi làng bộ những ý thức trách nhiệm công dân đối với đất nước thật đáng ngưỡng mộ tôn vinh. Nếu đặt trong sự so sánh họ với sự bạc nhược, hèn nhát, vô trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ, chúng ta sẽ nói gì?

5. Cảm xúc bị thiết của tác giả và nhân dân hướng về sự hi sinh của nghĩa sĩ (câu 16 - 27)

- Xót thương đối với nghĩa sĩ:

+ Nghĩa sĩ hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở, chí nguyện chưa thành (câu 16, 23).

+ Xót thương khi nhìn gia quyến nghĩa sĩ (vợ yếu chạy tìm chồng, mẹ già ngồi khóc trẻ) - câu văn sử dụng từ ngữ giàu sức biểu, cảm, gợi nỗi xót xa tới tận đáy lòng (đối lập: già khóc trẻ; vợ yếu tìm chồng: những từ láy leo lét, dật dờ, hình ảnh liên tưởng; mẹ già - ngọn đèn khuya...; vợ – bóng xế...)

+ Căm thù kẻ gây nên tang tóc (câu 20)

- Cảm phục, tự hào trước những người nông dân chỉ quen cày cuốc, đã dám đứng lên chống lại kẻ thù hung hãn (câu 18, 19).

- Họ đã làm sáng ngời chân lí “chết vinh hơn sống nhục” (câu 21,22)

- Ca ngợi, biểu dương ghi nhớ công trạng của nghĩa sĩ, tiếng tăm của họ không chỉ “Sáu tỉnh đều khen” mà “ai cũng mê”, không chỉ hiện tại truyền tụng mà đến “muôn đời” vẫn được khắc ghi.

→ Đó không chỉ là tình cảm riêng tư của tác giả mà đó là tiếng khóc thương và sự ngợi ca của cả đất nước. Tiếng khóc khơi gợi tình cảm đau thương khổ nhục của dân tộc, khích lệ lòng căm thù, ý chí tiếp nối sự nghiệp còn dang dở của những người nghĩa sĩ.

6. Gợi ý giải bài luyện tập

Câu 1: Các em đọc diễn cảm theo cảm xúc ở từng đoạn.

Đoạn 1 đọc trang trọng, đoạn 2 từ trầm lắng chuyển sang hào hứng, mạnh mẽ; đoạn 3 trầm buồn, xót xa, đoạn 4 thành kính, trang nghiêm.

Câu 2: Các em cần hiểu nhận định của Xuân Diệu khẳng định tấm lòng của Nguyễn Đình Chiểu đối với nhân dân đó là sự ưu ái và kính mến. Hiểu được như vậy, các em vận dụng kiến thức về cuộc đời và những tác phẩm tiêu biểu của ông để làm rõ nhận xét của Xuân Diệu.