I. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

1. Tác giả Nguyễn Tuân (1910 – 1987)

- Xuất thân trong một gia đình nhà nho quê ở Hà Nội.

- Một con người tài hoa.

- Một con người suốt đời đi tìm cái đẹp.

- Trước và sau cách mạng đều có những tác phẩm xuất sắc về thể loại tùy bút, truyện ngắn.

2. Tác phẩm Chữ người tử tù

- Xuất xứ: Chữ người tử tù rút từ tập truyện Vang bóng một thời (Xem thêm tiểu dẫn trong bài học).

- Cảm hứng sáng tác: Vẻ đẹp rực rỡ giữa chốn tù ngục của nhân vật Huấn Cao. Huấn Cao dám chống lại triều đình, bị kết án xử chém, đương nhiên là người có khí phách kiên cường. Trong tác phẩm, khí phách này được thể hiện một cách tự nhiên ở nhiều đoạn. Nhưng đó không phải là trọng tâm của cảm hứng Nguyễn Tuân. Cảm xúc của ông hướng về cái “tâm” và cái “tài” của người tử tù, và nó càng rực rỡ, chói lọi hơn khi được đặt trong hoàn cảnh tử tù chờ ngày ra pháp trường.

- Bố cục:

+ Đoạn 1: Từ đầu... “rồi sẽ liệu”: Tin Huấn Cao được giải đến trại giam tỉnh Sơn và nỗi lòng viên quản ngục.

+ Đoạn 2: Từ “sớm hôm sau... ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”: Quản ngục đón nhận sáu tử tù. Hành động biệt đãi tử tù và sơ nguyện của quản ngục.,

+ Đoạn 3: Phần còn lại: Cảnh cho chữ.

II. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Tình huống truyện và ý nghĩa tình huống truyện

– Huấn Cao, một người có tài về thư pháp nhưng là tử tù chờ ngày ra pháp trường. Quản ngục, một người yêu thích thư pháp lại là người quản lí trại giam, nơi giam giữ Huấn Cao.

– Cuộc gặp gỡ này tạo nên tình thế đầy kịch tính, làm nổi bật vẻ đẹp của từng nhân vật (Huấn Cao - Quản ngục).

2. Nhân vật Huấn Cao

+ Tuy chưa xuất hiện nhưng Huấn Cao được giới thiệu là một người tù rất đặc biệt:

- Qua lời đồn Huấn Cao là người có “tài viết chữ rất nhanh và đẹp”, “còn có tài bẻ khóa vượt ngục” chứng tỏ ông là người văn võ toàn tài.

- Thái độ của thơ lại và đặc biệt của quản ngục khi nghe tin Huấn Cao sẽ được giải đến đề lao càng tôn thêm tầm vóc đặc biệt của người tử tù này (Quản ngục bảo thơ lại lấy thêm lính canh, quét dọn phòng giam; thơ lại tiếc cho Huấn Cao; quản ngục có ý nghĩ biệt đãi Huấn Cao...)

* Vẻ đẹp của Huấn Cao:

- Một con người có khí phách hiên ngang:

+ Không sợ lao tù (Phân tích thái độ lạnh lùng, xem thường bọn lính của Huấn Cao khi mới đến đề lao).

+ Không sợ uy vũ (Thản nhiên nhận rượu thịt; dám xua đuổi, khinh miệt quản ngục...)

+ Đón nhận tin ra pháp trường một cách bình thản.

- Một nghệ sĩ tài hoa:

+ Huấn Cao có biệt tài viết chữ. Chữ Nho là thứ văn tự tượng hình, nét bút lông mềm mại dễ dàng bộc lộ cá tính và nhân cách. Vì vậy, viết chữ Nho thành nghệ thuật thư pháp. Huấn cao là nghệ sĩ, trong nghệ thuật thư pháp.

+ Để làm nổi bật tài hoa của Huấn Cao, Nguyễn Tuân dùng nhiều thủ pháp:

• Giới thiệu gián tiếp qua lời đồn khắp vùng; qua sở nguyện của quản ngục. “Có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một câu đối do tay ông Huấn Cao viết...” thì đó là “một báu vật”.

• Giới thiệu trực tiếp qua cảnh cho chữ (trong tư thế xiềng xích, Huấn Cao vẫn viết thư pháp).

- Một người có cái “tâm” trong sáng:

+ Cảm nhận được tấm lòng “biệt nhờn liên tài” của quản ngục, thơ lại.

+ Cảm nhận được vẻ đẹp trong tâm hồn quản ngục, một con người sống trong môi trường “hỗn loạn xô bồ” mà vẫn có sở thích “cao quí” như vậy.

+ Huấn Cao có tài viết chữ nhưng không phải ai ông cũng cho chữ.

• Ông không ép mình cho chữ vì vàng ngọc hay quyền thế.

• Chỉ cho chữ bạn thân, những người tri âm, tri kỉ.

• Lúc đầu Huấn Cao rất xem thường quản ngục, nhưng khi hiểu được sơ nguyện của quản ngục, Huấn Cao đã bằng lòng cho chữ.

+ Huấn Cao còn cảm hóa quản ngục bằng lời khuyên chân tình:

→ Huấn Cao mang vẻ đẹp thống nhất giữa cái tâm và cái tài.

3. Nhân vật quản ngục

- Sống trong môi trường xô bồ, tàn nhẫn, lại là người có uy quyền trong nhà giam, nhưng quản ngục vẫn giữ được thiên lương, biết trong giá người.

+ Biết ý thức “mình chọn nhầm nghề”.

+ Trọng người tài (Phân tích thái độ, tâm trạng băn khoăn thao thức đến khuya khi quản ngục nghe tin trong sáu tử tù được giải đến đề lao có ông Huấn Cao; Khi sáu tử tù đến, ông nhìn họ bằng cặp mắt hiền lành, kiêng nể. “Biệt nhờn” đối với Huấn Cao; Bất chấp nguy hiểm; “biệt đãi” luẩn Cao và những người bạn tù của ông...).

+ Bị Huấn Cao xua đuổi bằng lời khinh miệt nhưng quản ngục vẫn cung kính, lễ phép “xin lĩnh ý”. Không phải quản ngục là kẻ bạc nhược (việc ông biệt đãi Huấn Cao chứng tỏ ông là người có bản lĩnh, quyết đoán, hành động khi nhận thức và tình cảm đúng). Thái độ của ông trước Huấn Cao là một biểu hiện của sự kính trọng, tôn vinh cái tài, cái đẹp (ông Huấn Cao là hiện thân của cái tài, cái đẹp).

- Quản ngục “là một thanh âm trong trẻo” giữa bản đàn hỗn loạn, tâm hồn ông trong sáng, có thể nói ông đã cố giữ cho sạch sẽ một góc tâm hồn để ngày ngày nung nấu sở nguyện được tiếp cận thư pháp của Huấn Cao. Đặt quản ngục vào tình thế oái ăm, ao ước có chữ Huấn Cao nhưng chỉ nghe tên Huấn Cao qua lời đồn, đến khi tiếp cận được Huấn Cao lại ở trong thế đối nghịch, tác giả đã cho thấy sự khổ tâm, trăn trở của quản ngục. Đến khi nghe lệnh chuẩn bị đi giải tù vào kinh để xử chém, quản ngục “tái nhợt” như chính mình phải nhận bản án tử hình, vừa tiếc thương vì sắp mất một người tài, vừa lo sợ không còn cơ hội đạt được sở nguyện. Biết trong người tài, yêu thích thư pháp, quả là một quản ngục đặc biệt. Đặc biệt hơn, ông đã lay động Huấn Cao, một người tài hoa khó tính, vốn rất khinh miệt quản ngục, bằng lòng cho chữ, xem ông như tri âm tri kỉ.

- Thái độ khúm núm đón từng con chữ, khúm núm trước một người tù “cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ...” không hạ thấp nhân cách của quản ngục. Ngược lại ta thấy ông càng đẹp hơn bởi tấm lòng tôn kính, ngưỡng mộ hết mực trước thiện lương và thư pháp kiệt xuất của người tù.

- Lời dạy của Huấn Cao hết sức thâm thúy. Thư pháp được tạo bởi “nét chữ vuông vắn tươi tắn”, “mùi mực thơm”. Người biết thưởng thức thư pháp là người có tâm hồn tươi tắn, trong sáng, sạch thơm, không thể ở nơi “xô bồ” không thể làm cái nghề khiến người ta để trở thành “tàn nhẫn, lừa lọc”. Quản ngục hết sức cảm động, bái phục Huấn Cao.

- Huấn Cao một đời chỉ biết cúi mình bái phục trước sự thanh cao, bất khuất của hoa mai. Quản ngục bái phục cái tâm cái tài của Huấn Cao. Ta hiểu còn một người cũng đang thể hiện sự bái phục đối với hai kiểu người như Huấn Cao và quản ngục đó là Nguyễn Tuân.

4. Cảnh cho chữ.

- Các em chú ý phân tích thủ pháp đối lập tương phản được Nguyễn Tuân khai thác hiệu quả triệt để trong đoạn văn.

+ Cho chữ là một việc thanh cao lại được diễn ra trong phòng giam chật hẹp, ẩm ướt, hôi thối...

+ Hình ảnh tử tù bị trói buộc nhưng lại rất ung dung cho chữ, còn quản ngục thì “khúm núm”, thơ lại thì “run run”, một sự thay đổi vị thế kì lạ.

- Các em tham khảo thêm lời bình: Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Tuân đã gọi đó là “Cảnh tượng xưa nay chưa từng có!” Việc cho chữ vốn chỉ diễn ra ở những nơi tao nhã, những thư phòng. Còn ở đây nó diễn ra giữa nhà tù, nơi ngự trị của bóng tối, cái Ác, những thứ thù địch với cái Đẹp. Vậy mà Nguyễn Tuân đã chọn chính nơi này để cho cái Đẹp chào đời!

- Bút pháp lãng mạn của Nguyễn Tuân đã được phát huy tận độ. "Cảnh cho chữ viết theo lối tương phản nhuần nhuyễn mà gay gắt giữa Bóng Tổi và Ánh Sáng; Cái Thiện - Cải Ác; Cao Cả - Thấp Hèn; Cái Đẹp - sự Tầm Thường, Đê Tiện... Mọi thứ trật tự nơi đây đã bị đảo lộn. Cái Đẹp đang lên án đúng ngôi vị của nó”. (Chu Văn Sơn - Phân tích, bình giảng Văn 11).

- Đoạn miêu tả cảnh cho chữ kết tinh nghệ thuật và ý nghĩa tư tưởng cho toàn bộ tác phẩm. Cái đẹp, cái tài hoa và nhân cách cao thượng đã chiến thắng cái xấu xa, độc ác, thấp hèn.

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP

1. Có ý kiến cho rằng Nguyễn Tuân là một nhà văn duy mi (điều quan trọng duy nhất là cái đẹp). Qua truyện Chữ người tử tù có thể khẳng định ý kiến ấy là phiến diện. Đúng là Nguyễn Tuân thích khám phá cái đẹp nhưng không phải cái đẹp về hình thức thuần túy. Với nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân không chỉ đề cao cái tài mà đặc biệt nhấn mạnh vẻ đẹp của cái tâm. Vì trân trọng thiên lương ở quản ngục mà sẵn sàng cho chữ, lấy cái đẹp để cảm hóa con người. Để cho họ giữ “thiên lương cho lành vững” với quản ngục và thơ lại vẻ đẹp lại ở chỗ tuy sống trong môi trường độc ác, xấu xa nhưng vẫn cố giữ thiện lương và sự sạch trong của tâm hồn. Hướng về những vẻ đẹp như vậy, để bày tỏ thái độ bất hòa với xã hội lố lăng, lọc lừa đương thời, cũng là một cách bày tỏ lòng yêu nước, sự trân trọng những vẻ đẹp truyền thống của dân tộc đáng trân trọng ở Nguyễn Tuân.

2. Nguyễn Tuân thường được gọi là nhà văn tài hoa, uyên bác. Trong Chữ người tử tù chất tài hoa thể hiện rõ nét ở nghệ thuật dựng người, dựng cảnh, nghệ thuật gợi không khí, phục chế lại một thời đã qua chỉ còn “vang bóng”... Chất uyên bác thể hiện ở tri thức hiểu biết phong phú về lịch sử, văn hóa, điện ảnh, điêu khắc, vốn ngôn ngữ đa dạng...