I. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Tác giả Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960)
- Xuất thân trong một gia đình nhà nho.
- Là nhà văn yêu nước, tiến bộ trước Cách mạng tháng Tám, có ý thức về trách nhiệm của người nghệ sĩ trước đất nước, trước nền nghệ thuật của nước nhà.
- Ở THCS các em đã được học một đoạn trích trong vở kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng. Cùng với bài học này có thể thấy Nguyễn Huy Tưởng có đóng góp nổi bật ở thể loại kịch lịch sử.
2. Tác phẩm Vũ Như Tô
- Thể loại : Kịch
Những kiến thức về kịch, các em đã được giới thiệu trong phần chú thích ở bài học kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng. Cần lưu ý kịch dùng ngôn ngữ trực tiếp (đối thoại, độc thoại) và cử chỉ hành động của nhân vật để thể hiện những mâu thuẫn, xung đột trong đời sống.
- Vũ Như Tô là vở kịch lịch sử năm hồi viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 - 1517 dưới triều Lê Tương Dực, một hôn quân thích vui chơi hưởng lạc.
+ Hồi I: Một cung cấp của vua (chín lớp)
+ Hồi II: Một cung điện mà vua dành cho Vũ Như Tô ở (năm lớp)
+ Hồi III: Nửa năm sau (công trường) (chín lớp)
+ Hồi IV: Bốn tháng sau (công trường) (sáu lớp)
+ Hồi V: Một cung cấp chín lớp)
- Tóm tắt vở kịch (xem tiểu dẫn ở sách giáo khoa)
- Đoạn trích hồi thứ V, hồi cuối cùng của vở kịch: Đây là lúc mâu thuẫn xung đột rất tập trung, đạt tới cao trào. Có thể tóm tắt tình tiết chính của đoạn trích như sau:
Biết tin có bạo loạn trong phủ chúa, nguy hiểm đến tính mạng Vũ Như Tô, Đan Thiềm hết lời khuyên và giục anh đi trốn. Nhưng Vũ Như Tô không nghe, cho mình “quang minh chính đại”. Tình hình càng lúc càng nguy kịch, Lê Tương Dực bị giết, Đan Thiềm bị bắt, kinh thành điên đảo. Khi quân nổi loạn đập phá, thiêu hủy Cửu Trùng Đài. Vũ Như Tô mới tỉnh ngộ. Chàng trơ trọi, đau đớn vĩnh biệt Cửu Trùng Đài rồi bình thản ra pháp trường.
II. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Mâu thuẫn cơ bản của bị kịch Vũ Như Tô thể hiện như thế nào ở hồi V?
- Mâu thuẫn giữa đời sống xa hoa, trụy lạc của tập đoàn phong kiến thối nát Lê Tương Dực với đời sống bần cùng vì sau thuế, tạp dịch của nhân dân. Mâu thuẫn này được thể hiện ở những hồi trước và đến hồi V thành cao trào, được giải quyết dứt khoát bằng cuộc nổi loạn giết hôn quân Lê Tương Dực và tất cả những kẻ được xem là phe cánh của vua.
- Mâu thuẫn giữa niềm khát khao xây dựng tòa đài hùng vĩ, tráng lệ gấp nhiều lần mọi kì quan mà mình đã thấy của Vũ Như Tô với lợi ích trực tiếp và thiết thực của đời sống nhân dân.
Khát vọng nghệ thuật của Vũ Như Tô có phần cao đẹp vì nó xuất phát từ thiên chức người nghệ sĩ, từ lòng yêu nước (Xây tòa lâu đài Vũ đại để “nhân dân ta nghìn thu còn hãnh diện”). Nhưng Vũ Như Tô đã không thấy thực tế: Đài xây càng cao thì càng tốn kém nhiều của cải, sức lực của nhân dân lại thêm tai nạn dịch bệnh khi xây đài khiến Vũ Như Tô trở thành kẻ thù của nhân dân. Nếu như ở những hồi đầu, mâu thuẫn này còn mờ nhạt tiềm ẩn trong mâu thuẫn thứ nhất thì ở hồi V bộc lộ rất rõ qua những lời oán trách, nguyền rủa người xây Cửu Trùng Đài. Mâu thuẫn cao độ khi quân nổi loạn đốt phá đập tan Cửu Trùng Đài (tâm huyết, khát khao của Vũ Như Tô), bắt bớ trừng phạt tác giả của nó.
2. Tính cách diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích:
- Tính cách của Vũ Như Tô là tính cách của người nghệ sĩ tài ba đam mê sáng tạo cái đẹp. Mục đích sáng tạo cái đẹp rất cao cả (Lúc đầu nghĩ là xây Cửu Trùng Đài để phục vụ cho sự ăn chơi hưởng lạc của Lê Tương Dực thì dù chết cũng không xây. Sau đó ông chấp nhận xây vì ông muốn tạo một công trình nghệ thuật mang đến niềm tự hào hãnh diện cho đất nước bằng chính tài năng của mình). Ông cho rằng mình không có tội, mình "quang minh chính đại” và vì vậy ông không chấp nhận bỏ trốn (như lời van nài khẩn thiết của Đan Thiềm). Ông sẵn sàng chết vì Cửu Trùng Đài, chết vì cái đẹp. Ông là người kháng khái, một nghệ sĩ đích thực. Tuy nhiên, ông chỉ đứng trên lập trường của người nghệ sĩ mà không đứng trên lập trường của nhân dân, đứng trên lập trường cái đẹp mà không đứng trên lập trường cái thiện vì vậy kết cục đầy bi kịch.
- Khi nhận ra việc cao cả mà mình làm đã bị cho là tội ác.
- Khi Cửu Trùng Đài bị thiêu hủy không thương tiếc thì Vũ Như Tô đã vỡ mộng, đau đớn kinh hoàng.
- Đan Thiềm lại là người đam mê cái Tài (cái Tài sáng tạo nên cái Đẹp). Chính nàng là người hiểu được tài năng siêu đắng của Vũ Như Tô, nàng đã từng khích lệ Vũ Như Tô dùng tài năng để làm đẹp cho đất nước, cũng chính nàng đã nhận ra tài năng của Vũ Như Tô không gặp thời. Nàng khuyên: Vũ Như Tô đi trốn, sẵn sàng nhận tội chết cho anh tất cả đã làm nổi bật tấm lòng “biệt nhờn liên tài” của nàng. Tiếng kêu đau đớn “Đài lớn tan tành! Ông Cả ơi! Xin cùng ông vĩnh biệt”, đó là lời vĩnh biệt người tài, vĩnh biệt giấc mộng lớn.
⇒Vũ Như Tô và Đan Thiềm đều có cùng mộng lớn nhưng xa rời thực tế nên cuối cùng vỡ mộng thê thảm.
3. Phát biểu suy nghĩ qua bi kịch của Vũ Như Tô (Các em tập phát biểu suy nghĩ của mình: Khát vọng của Vũ Như Tô là gì? Khát vọng cao đẹp hay tầm thường? Mâu thuẫn giữa khát vọng và thực tế như thế nào? Thái độ của em đối với bị kịch của Vũ Như Tô?)
III. BÀI TẬP NGHIÊN CỨU
Trong lời đề tựa kịch “Vũ Như Tô”, Nguyễn Huy Tưởng viết: “Than ôi! Như Tô phải hay những người giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cẩm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”.
Phát biểu ý kiến của em về lời đề tựa trên
Gợi ý:
- Như Tô “phải” ở chỗ nào? “Không phải” chỗ nào?
- Thái độ của tác giả “cùng một bệnh với Đan Thiềm” nghĩa là rất trọng tài năng siêu đắng của Như Tô và cảm thông bị kịch của ông.