I. YÊU CẦU

- Củng cố kiến thức và kĩ năng cơ bản về lập luận phân tích và lập luận so sánh.

- Tập viết đoạn văn, bài văn nghị luận văn học hoặc nghị luận về một vấn đề trong đời sống bằng sự kết hợp hai kiểu lập luận trên.

Lưu ý: Trước khi viết đoạn hoặc bài văn nghị luận cần: nắm chắc nội dung và mục đích nghị luận.

- Xác định thao tác phân tích hay So sánh là chủ yếu? Lúc nào thì sử dụng thao tác so sánh?

II. GỢI Ý LUYỆN TẬP TRÊN LỚP

1. Cho đoạn trích: “Chớ tự kiêu tự đại. Tự kiêu tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiểu tự đại tức là thoái bộ. Sông to bể rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được vì độ lượng của nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái địa cạn thì một chút nước cũng đầy tràn, di độ lượng của nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiều thì cũng như cái chén, cái đĩa cạn”. (Hồ Chí Minh)

- Đoạn văn trên là một mẫu mực về sử dụng kết hợp lập luận phần tích với lập luận so sánh. Sự kết hợp này nâng cao hiệu quả thuyết phục, đạt được mục đích.

- Vấn đề nghị luận trong đoạn văn: Không nên tự kiểu tự đại.

+ Người viết dùng thao tác phân tích, chia tách vấn đề thành hai khía cạnh để xem xét tác hại của tự kiêu tự đại.

• Tự kiểu tự đại là khờ dại.

• Tự kiểu tự đại là thoái bộ.

+ Người viết còn dùng thao tác so sánh (tương phản).

• Người không tự kiêu, như “sông to bể rộng”...

• Người tự kiêu tự đại như “cái chén, cái đĩa cạn” vậy.

2. Bài tập này yêu cầu các em tập viết một đoạn văn nghị luận về một trong những nét đẹp của một bài thơ (bài văn) đã học có sử dụng kết hợp thao tác nghị luận phân tích và so sánh.

- Em chọn bài văn, bài thơ nào?

- Chủ đề của tác phẩm là gì?

- Xác định các luận điểm làm rõ chủ đề, sắp xếp thành hệ thống.

- Chọn luận điểm nào sẽ viết?

• Luận điểm đó được làm sáng tỏ bằng những luận cứ nào?

• Xác định dùng thao tác phân tích hay so sánh là thao tác chính để trình bày các luận cứ? Dùng thao tác lập luận kia (phân tích hoặc so sánh) vào lúc nào?

- Viết thành văn và kiểm tra, sửa chữa để đạt hiệu quả cao.

Gợi ý: Cảm nhận về vẻ đẹp của người nghĩa sĩ trong bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.

Các luận điểm chính:

(1) Nguồn gốc xuất thân.

(2) Vẻ đẹp phẩm chất.

a. Yêu nước, căm thù giặc.

b. Tự nguyện đứng vào hàng quân vì nghĩa chiến đấu.

c. Trang bị thiếu thốn, không được tập luyện nhưng vào trận hết sức dũng cảm, xả thân vì nghĩa.

(3) Họ hi sinh nhưng tiếng thơm lưu mãi.

Em có thể viết thành văn luận điểm (2). Các ý a, b, c nên dùng thao tác chính là phân tích. Sau khi phân tích xong ý b, nên dùng thao tác so sánh (so sánh ý thức tự nguyện, trách nhiệm cứu nước ở người nông dân với thái độ vô trách nhiệm, bán nước cầu vinh của triều đình nhà Nguyên lúc bấy giờ - càng làm nổi bật vẻ đẹp của người nghĩa sĩ).

III. LUYỆN TẬP Ở NHÀ.

1. Sưu tầm các đoạn văn hay trong đó các tác giả đã thành công trong việc sử dụng kết hợp hai kiểu lập luận phân tích và so sánh. (nên chọn cả nghị luận văn học và nghị luận đời sống xã hội).

2. Dựa vào các bước đã luyện tập trên lớp hãy viết một văn bản nghị luận ngắn, có sử dụng lập luận phân tích và so sánh để nói về một phẩm chất truyền thông mà học sinh ngày nay vẫn phải chú ý rèn luyện (Chẳng hạn vấn đề “tiên học lễ”, trong câu “Tiên học lễ, hậu học văn”).