I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA BÀI HỌC

- Khái niệm ngôn ngữ báo chí (Xem sách giáo khoa)

- Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí:

+ Tính thời sự

+ Tính ngắn gọn

+ Tính sinh động, hấp dẫn

II. GỢI Ý LUYỆN TẬP TIẾT 1

1. Viết một mẩu tin ngắn phản ánh tình hình học tập ở lớp anh (chị).

- Có thể chọn phản ánh tình hình học tập một tuần của lớp; hoặc tình hình thi đua Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam; thi đua hướng về ngày thành lập đoàn...

- Tin phải ngắn gọn, có số liệu cụ thể.

- Các em tập viết mẩu tin theo bố cục: Thời gian, địa điểm, sự kiện, số liệu, kết quả.

2. Viết một tiểu phẩm vui nhằm phê phán một số biểu hiện không tốt trong lớp (ví dụ: nói tục, hút thuốc lá, nói chuyện riêng trong giờ học...)

- Các em cần nắm được đặc điểm tiểu phẩm: Đó là một bài viết ngắn; đề bài là những hiện tượng bị phê phán, chỉ trích (đã nêu trong bài tập); giọng văn sắc thái mỉa mai, hài hước.

III. GỢI Ý LUYỆN TẬP TIẾT 2

1. Phân tích những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí thể hiện qua tin ngắn “An Giang đón nhận di tích lịch sử cấp quốc gia Ô Tà Sóc”.

- Tính thời sự: Đây là một thông tin mới mẻ, phản ánh một sự kiện long trọng trong đời sống văn hóa của một tỉnh.

- Tính ngắn gọn: mỗi câu là một thông tin cụ thể về thời gian, địa điểm, sự kiện.

- Tính hấp dẫn: Không chỉ thông tin Ô Tà Sóc được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia mà lồng vào đó giới thiệu một vài nét tiêu biểu (hang động, đường mòn hiểm trở, căn cứ cách mạng... kích thích hứng thú tìm hiểu ở người đọc)

2. Tìm những yếu tố phóng sự trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)

- Các em cần nắm được đặc điểm phóng sự (điều tra): thời gian, địa điểm, sự kiện, nhân vật đều có thật, không có hư cấu, thêm thắt

- Số đỏ là tiểu thuyết nhưng có những yếu tố phóng sự.

(Các em thử tìm ở những đoạn nói về đám tang. Ví dụ: “Sáng hôm sau, đúng 7 giờ thì cất đám...”.“Một đám ma theo cả lối Ta, Tàu, Tây có hiệu bát cống, lợn quay đi lọng... và vòng hoa, có đến ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi đưa...”).

3. Có những sự kiện, hiện tượng xảy ra đã lâu nhưng vẫn được báo chí đề cập tới. Có thể do nhiều nguyên nhân:

- Sự kiện đó có ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống xã hội

- Có thể có những phát hiện, khám phá mới về nó.

- Báo chí đề cập tới vấn đề của quá khứ để rút ra một vấn đề thời sự trước mắt:

→ Điều đó không làm mất đi đặc trưng cơ bản của báo chí là tính thời sự.