I. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TRONG BÀI HỌC
Đề 1. Cảm nhận của anh (chị) về tính hiện thực trong đoạn trích “Vào Trịnh phủ” (Trích “Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác)
Đề 2. Tâm sự của nữ sĩ Hồ Xuân Hương trong bài “Tự tình”
1. Phân tích đề:
- Đề 1
+ Yêu cầu nội dung: Tính hiện thực trong đoạn trích
+ Dẫn chứng: Lấy từ tác phẩm và đoạn trích
+ Thao tác: Tổng hợp các thao tác nghị luận
- Đề 2
+ Yêu cầu nội dung: Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình
+ Dẫn chứng: Từ bài thơ và cuộc đời tác giả
+ Thao tác: Tổng hợp các thao tác nghị luận
2. Lập dàn ý:
- Đề 1:
* Mở bài:
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
+ Giới thiệu vấn đề nghị luận và thao tác nghị luận
(Cảm nhận về tính hiện thực trong đoạn trích...)
* Thân bài:
+ Giải thích “tính hiện thực”
+ Triển khai làm rõ luận đề:
• Đoạn trích miêu tả cảnh xa hoa, lộng lẫy của phủ chúa
• Những nghi thức, cung cách sinh hoạt thể hiện uy quyền tột bậc của nhà chúa.
(Chọn dẫn chứng, phân tích, phát biểu cảm nhận... để làm rõ các ý).
* Kết bài: Tóm tắt ý, đánh giá ý nghĩa của vấn đề...
- Đề 2
* Mở bài:
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm
+ Giới thiệu vấn đề nghị luận và thao tác nghị luận (Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình)
* Thân bài:
+ Cảm nhận chung về tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài thơ (nỗi xót xa, phẫn uất trước duyên phận hẩm hiu)
+ Triển khai làm rõ luận đề (theo bố cục bài thơ)
• Nỗi cô đơn, bẽ bàng.
• Nỗi đau buồn vì tuổi xuân trôi qua nhưng hạnh phúc chưa trọn vẹn.
• Bày tỏ uất ức, muốn phản kháng,
• Trở lại nỗi xót xa cho duyên phận, hẩm hiu.
* Kết bài: Tóm tắt ý, đánh giá ý nghĩa của vấn đề.
II. CÁC THAO TÁC CẦN HÌNH THÀNH TỪ BÀI HỌC
1. Tìm hiểu đề: Đọc kĩ đề, xác định:
- Nội dung nghị luận: Tìm luận đề
- Giới hạn dẫn chứng: Trong văn học hay ngoài đời sống?
- Thao tác nghị luận: Nghị luận xã hội hay nghị luận văn học? Các thao tác cụ thể?
2. Lập dàn ý: Từ kết quả tìm hiểu đề, đề xuất ý thành hệ thống gồm ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.
- Thân bài: Triển khai luận đề bằng những luận điểm.
- Kết bài: Tóm tắt ý, mở rộng, đánh giá ý nghĩa vấn đề, bài học.
III. LUYỆN TẬP
Phân tích đề, lập dàn ý cho các đề sau:
Đề 1: Phân tích và nêu cảm nghĩ về bài Thương vợ của Trần Tế Xương.
Đề 2: Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về việc “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ XXI” từ nhận xét dưới đây:
“Cái mạnh của con người Việt Nam chúng ta là sự thông minh và nhạy bén với cái mới... Nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề...”. (Theo Vũ Khoan, “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”)
1. Tìm hiểu đề:
- ĐỀ 1:
+ Nội dung nghị luận: Lòng thương vợ của Tú Xương.
+ Dẫn chứng: Bài thơ và cuộc đời Tú Xương.
+ Thao tác: Phân tích nêu cảm nghĩ.
- ĐỀ 2:
+ Nội dung nghị luận: Cái mạnh và cái yếu của con người Việt Nam - ý chính của luận đề là cái yếu.
+ Dẫn chứng: Từ thực tiễn với đời sống.
+ Thao tác nghị luận: Tổng hợp giải thích, chứng minh, bình luận...
2. Lập dàn ý
- ĐỀ 1:
* Mở bài
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm
+ Giới thiệu vấn đề nghị luận (lòng thương vợ của Tú Xương)
* Thân bài:
+ Cảm nhận chung về lòng thương vợ của Tú Xương qua bài thơ.
+ Triển khai làm rõ vấn đề:
• Tú Xương hiểu gánh nặng gia đình mà bà Tú phải gánh - Thương vợ
• Tú Xương hiểu được sự cần mẫn, đức hi sinh vì chồng con của bà Tú - Quý vợ
• Bà Tú không than vãn mà chấp nhận - Trân trọng vợ.
* Kết bài: Đánh giá ý nghĩa bài thơ,.
- ĐỀ 2:
* Mở bài: Giới thiệu vấn đề (Nhìn nhận được cái mạnh và cái yếu của con người Việt Nam để bước vào thế kỉ XXI)
* Thân bài: Triển khai vấn đề
+ Cái mạnh: thông minh và nhạy bén với cái mới (ý phụ)
+ Cái yếu: Còn nhiều (ý chính)
• Những lỗ hổng về kiến thức cơ bản.
• Khả năng thực hành, sáng tạo bị hạn chế.
(Sử dụng tổng hợp thao tác giải thích, chứng minh, bình luận...)
* Kết bài: Đánh giá ý nghĩa của vấn đề, bài học...