GỢI Ý LUYỆN TẬP

1. Xác định hiện thực được nói trong hai câu thơ:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non.

(Tự tình – Hồ Xuân Hương)

Hai câu thơ nói đến hình ảnh người phụ nữ cô đơn lẻ loi giữa đêm khuya.

2. Căn cứ vào ngữ cảnh (Hoàn cảnh sáng tác) hãy phân tích những chi tiết trong hai câu sau:

“Tiếng phong lạc phập phồng hơn mười tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa, mùi tinh cliên lấy cá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.

Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chay đen sì muốn ra cắn cổ”.

(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu)

Các em dựa vào hoàn cảnh sáng tác bài văn tế:

- Năm 1858, thực dân Pháp đánh vào Đà Nẵng. Năm 1859 chúng tấn công Gia Định. Đêm 14-12-1861 nghĩa quân tấn công đồn Cần Giuộc, một số nghĩa quân đã hi sinh, Nguyễn Đình Chiểu viết bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, trong đó có những câu văn trên.

Các em lại dựa vào chú thích:

• Phong hạc: tin kẻ địch đến.

• Tinh chiên: tanh hôi của loài dê, chó – chỉ thực dân Pháp.

• Bòng bong: lều, buồm của kẻ thù.

⇒ Rút ra ý nghĩa của hai câu văn trên? (Tin bọn giặc đến khiến họ phải phập phồng lo sợ, trông tin triều đình nhưng vô vọng: Hình ảnh kẻ thù khiến họ hết sức căm ghét...).

3. Vận dụng hiểu biết về hoàn cảnh sáng tác (ngữ cảnh) để lí giải những chi tiết về cuộc sống của bà vợ Tú Xương trong bài Thương vợ của ông.
- Các em có thể dựa vào ngữ cảnh sau để hiểu bà Tú trong bài Thương vợ. Bà Phạm Thị Mẫn, vợ Tú Xương là con nhà dòng dõi, danh tiếng. Khi lấy chồng, bà được cha mẹ cho một căn nhà ở Nam Định làm của hồi môn. Lấy chồng, con cái đồng, lại nuôi chồng ăn học, thi cử nhiều năm chỉ đỗ tú tài. Tú Xương dạy học nhưng không chuyên tâm với nghề. Cảnh nhà sa sút. Tất cả chỉ trông cậy vào việc buôn bán của bà Tú.

- Tập lí giải theo yêu cầu của đề bài.

4. Trên đường đi, hai người không quen biết gặp nhau, một người hỏi: - Thưa bác, bác có đồng hồ không ạ?

Trong ngữ cảnh đó, câu hỏi cần được hiểu như thế nào? Nhằm mục đích gì?

- Các em tập phân tích ngữ cảnh đã cho để trả lời câu hỏi.

Giả sử không có ngữ cảnh thì câu hỏi đó có thể hiểu theo nhiều nghĩa (hỏi để mua; hỏi để tặng; để hỏi xem giờ...) nhưng ở đây ngữ cảnh cho biết hai người không quên (không thể tặng); gặp nhau trên đường đi (không thể hỏi mua). Vậy chỉ còn suy ra: câu đó, người ta hỏi để xin xem giờ dùm.