I. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM.
1. Tác giả Sắc-xpia (1564 - 1616)
- Là nhà thơ, nhà viết kịch thiện tài của nước Anh và của nhân loại thời kì Phục hưng.
- Là người khổng lồ của thời đại
- Con người và sáng tác của ông thấm đẫm tinh thần nhân văn
- Một tài năng xuất chúng, phần lớn tác phẩm là kiệt tác của nhân loại.
2. Rômêô và Giuliét: là vở bị kịch nổi tiếng của Sếcxpia
- Tóm tắt: Tác phẩm gồm 5 hồi bằng thơ xen lẫn văn xuôi (các em đọc phần tóm tắt trong sách giáo khoa)
- Tác phẩm là bản tình ca say đắm và bất khuất. Nhân danh chủ nghĩa nhân văn tác giả đồng tình, ca ngợi mối tình tuyệt đẹp giữa Rômêô và Giuliet đồng thời ông cực lực tố cáo, lên án những tệ lậu dã man, tàn ác của lễ giáo phong kiến.
- Tác phẩm còn thể hiện khát vọng tình yêu, khác vọng giải phóng con người của thời đại Phục hưng.
- Đoạn trích Tình yêu và thù hận trích hồi I, cảnh 2.
II. GỢI Ý CHUẨN BỊ BÀI
1. Tựa đề của đoạn trích phù hợp với tình yêu đầy bi kịch. Yêu say đắm nhưng vẫn không thoát ra khỏi sự ám ảnh của mối thâm thù giữa hai dòng họ.
2. Nhân vật Rômêô (qua đoạn trích)
- Sau phút giây gặp gỡ thần tiên trong dạ hội hóa trang tại nhà Ca piu-lét, tình yêu bùng lên mãnh liệt trong tâm hồn Rômêô nên ngay giữa đêm khuya hôm đó, chàng đã trở lại nhà Ca-piu-lét, trèo lên tường cao, đối diện với phòng ngủ của Giuliệt để chờ đợi nàng xuất hiện. Quả thật, rất nguy hiểm nhưng như Rômêô đã nói “Cái gì tình yêu dám làm là làm được” đó chính là sức mạnh của tình yêu.
- Khi Giuliệt xuất hiện trên cửa sổ, Rômêô đã sững sờ, choáng ngợp trước vẻ đẹp của nàng.
- Các hình ảnh so sánh vừa tương đồng vừa tương phản (so sánh tương đồng: Giuliét là vầng dương, là mặt trời, mắt nàng là hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời... So sánh tương phản: vẻ đẹp của nàng khiến Hằng Nga đố kị, héo hon, nhợt nhạt, vẻ đẹp đôi gò má của nàng sẽ làm cho các vì tinh tú phải hổ ngươi...)
- Cách so sánh đó không mang tính khuôn sáo, tán tụng gi đó là cách nói chân thành xuất phát từ tình yêu nồng nàn, say đắm của Rômêô.
- Chàng sẵn sàng từ bỏ tên họ của mình nếu như cái tên đó làm hiện lên sự thù hận cản trở tình yêu của hai người. “Tôi thù ghét cái tên tôi, vì nó là kẻ thù của nàng”.
- Chàng bất chấp nguy hiểm, vượt tường cao vào nơi “tử địa” để được gặp Giuliét. Hãy nghe Rômêô tôn vinh người yêu “Ánh mắt của em còn nguy hiểm cho tôi hơn hai chục lưỡi kiếm của họ. Em hãy nhìn tôi âu yếm là tôi chẳng ngại gì lòng hận thù của họ đâu? Tình yêu mãnh liệt khiến hồn người thăng hoa như được chấp thêm “đôi cánh” vượt qua mọi cản trở, hiểm nguy.
3. Nhân vật Giuliét (Qua đoạn trích):
- Nàng mang một vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ “một nàng tiên lộng lẫy... tỏa ánh hào quang... như một sứ giả nhà trời có cánh".
- Cũng như Rômêô, tình yêu của nàng cũng tha thiết, mãnh liệt khiến nàng có thể sẵn sàng từ bỏ tên họ để được Rômêô yêu. “Chàng hãy thế mà yêu em đi, và em sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu lét nữa”.
- Nhận thức được cản trở từ mối thù hận giữa hai dòng họ nàng đã đề nghị Rômêô từ bỏ tên họ của chàng, đề xuất một cách giải quyết thật táo bạo, thể hiện một tình yêu cháy bỏng “cái tên kia đâu có phải là xương thịt của chàng, chàng hãy đổi nó lấy cả tấm thân em”. Mọi suy nghĩ đều hướng tới tình yêu chứng tỏ cũng như Rômêô, tình yêu của nàng chân thành, say đắm, mặt khác nó còn mang vẻ hồn nhiên trong trắng của một thiếu nữ.
4. Tình yêu giữa Rômêô và Giuliét thấp thoáng có sự cản trở của thù hận (trong những lời yêu thương tha thiết vẫn xuất hiện hình ảnh “tường cao”, “lưỡi kiếm”, những từ “giết”, “ngăn”, “thù hận”...) nhưng sức mạnh của tình yêu song phương đã giúp họ vượt lên thù hận... Các em hãy tự rút ra nhận thức về tình yêu đúng đắn, lành mạnh trong điều kiện xã hội chúng ta.