Yêu cầu của hai tiết học là các em phải nắm được hai thành phần nghĩa của câu, có kĩ năng phân tích, lĩnh hội nghĩa của câu và biết vận dụng đặt câu thể hiện được các thành phần nghĩa một cách phù hợp.

I. HAI THÀNH PHẦN NGHĨA CỦA CÂU

- Nghĩa sự việc:

+ Khái niệm (Xem ở phần Ghi nhớ)

+ Một số câu biểu hiện nghĩa sự việc:

• Cấu biểu hiện hành động

• Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm

• Câu biểu hiện quá trình

• Câu biểu hiện tư thế

• Câu biểu hiện quan hệ

- Nghĩa tình thái.

+ Khái niệm (xem ở phần Ghi nhớ)

+ Nghĩa này là một lĩnh vực phức tạp, các em lưu ý hai trường hợp:

• Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu (phỏng đoán, khẳng định, đánh giá...)

• Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe (kính cẩn, thân mật, hách dịch...)

II. GỢI Ý LUYỆN TẬP

Tiết 1

1. Phân tích nghĩa sự việc trong từng câu thơ ở bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến.

Gợi ý: Các em dựa vào các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ... có ở trong câu tìm nghĩa ứng với sự việc được đề cập trong các thành phần câu đó.

Ví dụ: Câu thơ

- Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Nghĩa sự việc: Về mùa thu nước ao rất trong và lạnh.

2. Tách nghĩa tình thái và nghĩa sự việc trong những câu sau:

a) Có một ông rể quý như Xuân kể cũng danh giá thực, nhưng cũng đáng sợ lắm.

- Nghĩa sự việc: Có một ông rể quý như Xuân danh giá nhưng cũng đáng sợ.

- Tình thái: “Kể... thực”: khẳng định tính chân thực của sự việc.

b) Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi.

- Nghĩa sự việc: Hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi

– Nghĩa tình thái: “Có lẽ”: phỏng đoán.

c) Dễ họ cũng phân vân như mình, vì đến chính ngay mình, mình cũng không biết rõ con gái mình có hư hay là không!

- Nghĩa sự việc: Họ cũng phân vân như mình vì cũng không biết rõ con gái mình có hư hay không!

- Nghĩa tình thái: “Dễ” →phỏng đoán

“chính” → khẳng định

3. Chọn từ ngữ thích hợp nhất có thể thêm vào chỗ trống trong câu sau để câu thể hiện đúng hai thành phần: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.

Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trong người có tài,... không phải là kẻ xấu hay vô tình.

a. Hình như b. Hẳn c. Họa chăng

d. Có thể e. Lẽ nào

→ chọn b

Tiết 2

1. Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong các câu sau:

a) Ngoài này nắng đỏ cành cam

Chắc trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa

- Nghĩa sự việc: Chỉ đặc điểm thời tiết ngoài này, trong ấy.

- Nghĩa tình thái: “Chắc” → thể hiện sự phỏng đoán

b) Tấm ảnh chụp hai mẹ con bia rõ ràng là mợ Du là thằng Dũng.

- Nghĩa sự việc: Tấm ảnh chụp hai mẹ con kia là mợ Du và thằng Dũng.

- Nghĩa tình thái: “rõ ràng” thể hiện sự khẳng định chắc chắn.

c) Thật là một cái gông xứng đáng với tội án sáu người tử tù.

- Nghĩa sự việc: Một cái gông xứng đáng với tội án sáu người tử tù.

- Nghĩa tình thái: “Thật là" khẳng định.

d) Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và dọa nạt. Nếu không còn sức mà giật cướp, dọa nạt nữa thì sao? Đã đành, hắn chỉ mạnh vì liều.

- Nghĩa sự việc: Xưa nay hắn chỉ sống bằng cướp giật và dọa nạt...

- Nghĩa tình thái: “Đã đành” → Thái độ thừa nhận một thực tế.

2. Xác định từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái trong các câu sau:

a) Nói của đáng tội, thằng bé hay ăn chóng lớn lắm.

b) Cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù có thể còn gay go, quyết liệt hơn nữa.

c) Nó mua chiếc máy này những hai trăm ngàn đồng đấy.

d) Anh đã hẹn đến dự sinh nhật kia mà!

- Từ ngữ thể hiện tình thái:

+ Câu a: Nói của đáng tội...

+ Câu b: có thể...

+ Câu c: những...

+ Câu d: kia mà.

3. Chọn từ ngữ tình thái ở cột B điền vào chỗ trống của cầu ở cột A để tạo nên cầu có nghĩa tình thái phù hợp với nghĩa sự việc:

- Câu a: chọn từ “hình như"

- Cậu b: chọn từ “dễ”

- Câu c: chọn từ “tận”

4. Tập đặt câu với các từ ngữ tình thái đã cho.

Ví dụ: Đặt câu với từ ngữ tình thái “đặc biệt là”:

Bạn ấy học rất giỏi, đặc biệt là môn Toán.