Qua bài thực hành các em sẽ thấy vai trò và tác dụng của trật tự các bộ phận của câu trong việc thể hiện ý nghĩa từ đó, ý thức được sự cần thiết phải cân nhắc, lựa chọn trật tự tối ưu cho các bộ phận cấu khi nói và viết.

GỢI Ý THỰC HÀNH:

1. Trật tự trong câu đơn

Cho đoạn văn:

Hắn móc đủ mọi túi, để tìm một cái gì, hắn giơ ra: Đó là một con dao nhỏ nhưng rất sắc.

Hắn nghiến răng nói tiếp:

- Vâng bẩm cụ không được thì con phải đâm chết dăm ba thằng, rồi cụ bắt con giải huyện.

(Nam Cao - Chí Phèo)

a) Không thể sắp xếp phần in đậm (gạch chân) theo trật tự “rất sắc nhưng nhỏ” mà cậu vẫn phù hợp với mạch ý trong đoạn văn trên được.

b) Trong đoạn trích trên, việc sắp xếp theo trật tự “nhỏ nhưng rất sắc” đảm bảo lôgíc ý nghĩa trong đoạn văn, tạo sự liên kết về ý nghĩa với cầu trước và sau nó.

- “nhỏ” mới để trong túi (túi áo, túi quần) được.

- “sắc” mới có thể “đâm chết dăm ba thằng” được.

- Sắp xếp “nhỏ nhưng rất sắc” là hợp lí, nhấn mạnh ý “sắc” vì đó là vũ khí của Chí Phèo.

c) So sánh với trật tự của các từ ngữ đó trong trường hợp sau:

Hắn có một con dao rất sắc nhưng nhỏ. Dao ấy thì làm sao chặt được cành cây to này!?

→ Trong trường hợp này sắp xếp trật tự “rất sắc nhưng nhỏ” là hợp lí bởi vì nó phù hợp với nghĩa của câu sau: câu hỏi nhưng mang ý phủ định (làm sao chặt được); dao “nhỏ” nhưng cành cây “to” (mặc dù rất sắc) không thể chặt được.

Tóm lại: sắp xếp trật tự các bộ phận câu nhằm mục đích tạo sự liên kết về ý với các câu đi trước và đi sau nó.

2. Có hai cách viết sau, lựa chọn cách viết tối ưu và giải thích lí do.

a) Bạn em nhỏ người nhưng rất thông minh, Thầy giáo đã đưa bạn ấy vào đội tuyển học sinh giỏi.

b) Bạn em rất thông minh nhưng nhỏ người. Thầy giáo đã đưa bạn ấy vào đội tuyển học sinh giỏi.

Chọn cách viết a. Vì sắp xếp trật tự “nhỏ người nhưng rất thông minh” là phù hợp với ý sau – vào đội tuyển học sinh giỏi thì cần thông minh (với người nhỏ, to không ảnh hưởng)

3. Phân tích tác dụng của việc sắp xếp bộ phận chỉ thời gian những vị trí khác nhau trong câu:

a) Bộ phận chỉ thời gian: “Một đêm khuya”; “Sáng hôm sau” đứng đầu đoạn văn có tác dụng xác định thời gian cho sự việc, hành động diễn ra sau đó, liên quan đến cả câu sau.

b) Bộ phận chỉ thời gian: “Một buổi sáng tinh sương” nằm ở giữa câu, xác định thời gian cho phần chủ ngữ “Một anh đi thả ống lươn”.

c) Bộ phận chỉ thời gian: “đã mấy năm” xác định thời gian cho phần vị ngữ “về làm dâu...”

II. TRẬT TỰ TRONG CÂU GHÉP

Trong câu ghép ở các đoạn sau, vì sao vế in đậm lại đặt ở vị trí sau so với vế còn lại?

a) Chí Phèo đoán chắc rằng một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Định về. Hắn lại nao nao buồn, là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi. Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê. Vợ dệt vải...

(Nam Cao - Chí Phèo)

b) Thưa cụ, việc đó là việc riêng của chị cháu. Tùy ý chị cháu cư xử. Cháu không có quyền hạn bàn tới, tuy đối với chị cháu cũng như đối với quan huyện, cháu vẫn là người chịu ơn.

(Khái Hưng - Nửa Chừng Xuân)

c) Tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa tùy ý. Cô cứ cắt một bó rõ to vào. Có thể cắt hết, nếu cô thích.

→ Thông thường câu ghép có quan hệ từ thì vế phụ đứng trước về chính đứng sau. Ở các câu ghép trong các đoạn văn trên, phần in đậm (gạch chân) lẽ ra đứng trước nhưng ở đây người viết lại đặt chúng ở vị trí sau so với vế kia, tác dụng là để nhấn mạnh hoặc làm nổi bật ý chứa trong vế đó.