1. Bộ máy quan lại ở Lai Tân đã được miêu tả trong ba câu thơ đầu

Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc

Giải người cảnh trưởng kiếm ăn quanh

Chong đèn, huyện trưởng làm công việc

Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.

- Tác giả nhằm vào những người đứng đầu ở mỗi cương vị của bộ máy nhà nước.

+ Bàn trưởng nhà lao thường xuyên đánh bạc (Đánh bạc là phạm pháp - Người đánh bạc ở ngoài thì bị bắt vào nhà giam nhưng ban trưởng nhà lao lại đánh bạc nhiều hơn ai hết).

+ Cảnh trưởng tham lam ăn tiền của phạm nhân bị giải.

+ Huyện trưởng chong đèn làm công việc. Nếu hiểu theo nghĩa huyện trưởng chăm chỉ làm việc thì cũng ngụ ý mỉa mai bởi lẽ không biết ông làm việc gì mà cấp dưới ăn chơi, ăn chặn quan vẫn không biết. Còn nếu hiểu theo nghĩa chong đèn hút thuốc phiện thì hợp với lô gíc phê phán, châm biếm từ câu 1 và câu 2.

- Ở câu 1 và 2 tác giả nói thẳng sự việc, để sự việc tự lên tiếng. Câu 3, thủ pháp châm biếm kín đáo, sâu sắc. Ban trưởng, cảnh trưởng, huyền trưởng, từ bé đến lớn đều không làm đúng chức năng người đại diện cho pháp luật. Từ đó cho thấy bộ máy cai trị của chính quyền Tưởng Giới Thạch từ trên xuống dưới đều hết sức thối nát, xấu xa. Quan trên lo hưởng lạc, quan liêu, vô trách nhiệm. Quan dưới tham nhũng, ăn chơi.

2. Sắc thái châm biếm, mỉa mai ở câu thơ cuối: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình” – Nhìn bề ngoài Lai Tân vẫn bình yên – Nhưng xét trong mối liên hệ với ba câu đầu thì câu cuối hàm ý mỉa mai: Lai Tân thái bình chỉ là bề ngoài giả tạo. Thực chất bên trong bất ổn, thối nát vô cùng. Sự giả tạo đó đã diễn ra từ lâu, không có gì thay đổi càng nổi bật ý mỉa mai sự trì trệ của bộ máy chính quyền thời Tưởng.

3. Nghệ thuật châm biếm, trào phúng đa dạng

- Đả kích trực tiếp bằng sự việc khách quan. (2 câu đầu)

- Hình ảnh mỉa mai kín đáo (2 câu cuối)

Tóm lại: Đây là một bài thơ hiện thực trào phúng, một bức tranh thu nhỏ của chế độ nhà tù và chế độ xã hội thời Tưởng Giới Thạch (xấu xa, đồi bại, tham nhũng, quan liêu).