1. Hoàn cảnh sáng tác (Xem tiểu dẫn ở sách giáo khoa)

2. Mục đích sáng tác

- Vạch trần bản chất bù nhìn của Khải Định.

- Lật tẩy bộ mặt xảo trá, bịp bợm của chính phủ Pháp.

3. Tình huống truyện độc đáo

Một đôi nam nữ thanh nhìn người Pháp nhầm Bác với Vua Khải Định (Vua An-Nam sang Pháp dự đấu xảo thuộc địa). Họ bàn tán về vua. Bác nghe được và kể lại...

→ Tình huống truyện tạo tính khách quan, thuyết phục cho câu chuyện.

4. Hình tượng nhân vật “Hắn” (Hiểu ngầm là vua Khải Định).

- Dáng điệu: lúng túng, nhút nhát, không có cái oai vệ của vua

- Ăn mặc: trang sức phô trương lố bịch (đeo lên người đủ bộ lụa là, đủ cả bộ hạt cườm, ngón tay đeo đầy nhẫn, có cả cái chụp đèn chụp lên cái đầu → Dưới mắt người Pháp, vua của ta giống như một thứ đồ cổ, như cái hình nộm quảng cáo các thứ đồ cổ).

- Tính cách: thích đua đòi ăn chơi, xa xỉ (đến trường đua)

- Giá trị rẻ mạt:

+ Hắn xuất hiện thì báo chí mới có đề tài bôi bác.

+ Là kho giải trí để người Pháp mua vui (xem hề còn tốn tiền, xem vua chẳng mất gì cả, thật rẻ mạt)

+ Câu văn “Nghe nói ông bầu Nhà hát Múa rối có định kí giao kèo thuê đấy” hàm ý mỉa mai, sâu sắc. Khải Định được ví như con rối, còn ông bầu chính là chính phủ Pháp. Đây là một sân khấu chính trị, Khải Định là bù nhìn làm theo sự sắp đặt, sai khiển của thực dân Pháp.

→Nghệ thuật trào phúng sắc bén. Tiếng cười sâu sắc, thâm thúy nhưng đầy cay đắng, chua chát. Khải Định là nỗi nhục của quốc thể: Đó là ông vua bù nhìn, tay sai của kẻ xâm lược.