§2. CÁC QUI TẮC TÍNH ĐẠO HÀM

A. TÓM TẮT GIÁO KHOA

1. Đạo hàm của tổng hay hiệu hai hàm số:

Định lí 1:

Nếu hai hàm số u = u(x) và v = v(x) có đạo hàm trên J thì hàm số y = u(x) + v(x) và y = u(x) - v(x) cũng có đạo hàm trên J, và :

a) [u(x) + v(x)]' = u'(x) + v'(x);

b) [u(x) - v(x)]' = u'(x) - v'(x)

Các công thức trên có thể viết gọn là :

(u + v)' = u' + v' và (u - v)' = u' - v'

2. Đạo hàm của tích hai hàm số :

Định lí 2:

Nếu hai hàm số u = u(x) và v = v(x) có đạo hàm trên J thì hàm số y = u(x)v(x) cũng có đạo hàm trên J, và :

[u(x)v(x)]' = u'(x).v(x) + u(x)v'(x);

Đặc biệt, nếu k là hằng số thì [ku(x)]' = ku'(x)

Các công thức trên có thể viết gọn là :

(uv)' = u'v + uv' và (ku)' = ku'

3. Đạo hàm của thương hai hàm số :

Định lí 3:

Nếu hai hàm số u = u(x) và v = v(x) có đạo hàm trên J và v(x) $\neq$ 0 với mọi x $\in$ J thì hàm số cũng có đạo hàm trên J và

Công thức trên có thể viết gọn là :

Hệ quả :

a) Trên (-$\infty$; 0) $\cup$ (0; +$\infty$) ta có

b) Nếu hàm số v = v(x) có đạo hàm trên J và v(x) $\neq$ 0 với mọi x thuộc J thì trên J ta có

Công thức thứ hai trong hệ quả trên có thể viết gọn là :

4. Đạo hàm của hàm số hợp:

a) Khái niệm hàm số hợp:

Cho hai hàm số y = f(u) và u = u(x). Thay biến u trong biểu thức f(u) bởi biểu thức u(x), ta được biểu thức f[u(x)] với biến x. Khi đó, hàm số y = g(x) với g(x) = f[u(x)] được gọi là hàm số hợp của hai hàm số f và u; hàm số u gọi là hàm số trung gian. (Tất nhiên, ta chỉ xét các giá trị của biến x sao cho f[u(x)] là xác định).

b) Cách tính đạo hàm của hàm số hợp:

Định lí 4:

a) Nếu hàm số u = u(x) có đạo hàm tại điểm $x_{0}$ và hàm số y = f(u) có đạo hàm tại điểm $u_{0}$ = u($x_{0}$) thì hàm số hợp g(x) = f[u(x)] có đạo hàm tại điểm $x_{0}$ và g'($x_{0}$) = f'($u_{0}$).u'($x_{0}$)

b) Nếu giả thiết trong phần a) được thỏa mãn đối với mọi điểm x thuộc J thì hàm số hợp y = g(x) có đạo hàm trên J và g'(x) = f'[u(x)].u'(x)

Công thức thứ hai trong định lý trên còn được viết gọn là :

$g'_{x}=f'_{u}.u'_{x}$

Hệ quả 1:

Nếu hàm số u = u(x) có đạo hàm trên J thì hàm số y = u''(x) (với n $\in$ N và n ≥ 2) có đạo hàm trên J và

Công thức nêu trong hệ quả 1 được viết gọn là :

Hệ quả 2:

Nếu hàm số u = u(x) có đạo hàm trên J và u(x) > 0 với mọi x $\in$ J thì hàm số y = $\sqrt{u(x)}$ có đạo hàm trên J và

Công thức nêu trong hệ quả 2 được viết gọn là :

Ghi nhớ :

a) Đạo hàm của một số hàm số thường gặp (ở đây u = u(x))

b) Các qui tắc tính đạo hàm (ở đây u = u(x), v = v(x))

c) Đạo hàm của hàm số hợp (ở đây g(x) = f[u(x)]

$g'_{x}=f'_{u}.u'_{x}$