§8. HÀM SỐ LIÊN TỤC
A. TÓM TẮT GIÁO KHOA
1. Hàm số liên tục tại một điểm:
Định nghĩa :
Giả sử hàm số f xác định trên khoảng (a; b) và $x_{0}$ $\in$ (a; b). Hàm số f được gọi là liên tục tại điểm $x_{0}$ nếu :
Hàm số không liên tục tại điểm $x_{0}$ được gọi là gián đoạn tại điểm $x_{0}$
2. Hàm số liên tục trên một khoảng, trên một đoạn:
Định nghĩa :
a) Giả sử hàm số f xác định trên tập hợp J, trong đó J là một khoảng hoặc hợp của nhiều khoảng. Ta nói hàm số f liên tục trên J nếu nó liên tục tại mọi điểm thuộc tập hợp đó.
b) Hàm số f xác định trên đoạn [a; b] được gọi là liên tục trên đoạn [a; b] nếu nó liên tục trên khoảng (a; b) và :
Định lí 1:
Các hàm số lượng giác y = sinx, y = cosx, y = tanx, y = cotx liên tục trên tập xác định của chúng.
3. Tính chất của hàm số liên tục:
Định lý 2: (Định lý về giá trị trung gian của hàm số liên tục)
Giả sử hàm số f liên tục trên đoạn [a; b]. Nếu f(a) $\neq$ f(b) thì với mỗi số thực M nằm giữa f(a) và f(b) tồn tại ít nhất một điểm c $\in$ (a; b) sao cho f(c) = M.
Ý nghĩa hình học của định lý:
Nếu hàm số f liên tục trên đoạn [a; b] và M là một số thực nằm giữa f(a) và f(b) thì đường thẳng y = M cắt đô thị của hàm số y = f(x) ít nhất tại một điểm có hoành độ c $\in$ (a; b).
* Hệ quả:
Nếu hàm số f liên tục trên đoạn [a; b] và f(a) f(b) < 0 thì tồn tại ít nhất một điểm c $\in$ (a; b) sao cho f(c) = 0.
Ý nghĩa hình học của hệ quả;
Nếu hàm số f liên tục trên đoạn [a; b] và f(a)f(b) < 0 thì đồ thị của hàm số y = f(x) cắt trục hoành ít nhất tại một điểm có hoành độ c $\in$ (a; b).