Chương 3. DÃY SỐ - CẤP SỐ CỘNG VÀ CẤP SỐ NHÂN
§1. PHƯƠNG PHÁP QUI NẠP TOÁN HỌC
B. TÓM TẮT GIÁO KHOA
Phép chứng minh bằng qui nạp gồm hai bước sau:
Bước 1: Kiểm tra rằng mệnh đề là đúng với n = 1
Bước 2: Giả thiết mệnh đề đúng với một số tự nhiên bất kỳ n = k $\geq$ 1 (giả thiết này được gọi là giả thiết qui nạp), chứng minh rằng nó cũng đúng với n = k + 1
Chú ý : Nếu phải chứng minh rằng mệnh đề là đúng với mọi số tự nhiên n $\geq$ p (p là một số tự nhiên đúng với n = p, ở bước 2), ta giả thiết mệnh đề đúng với một số tự nhiên bất kỳ n = k $\geq$ p và chứng minh rằng nó cũng đúng với n = k + 1
Trường hợp thường gặp nhất là n = 1
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
1. Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương n, ta luôn có đẳng thức sau :
Giải
Với n = 1 ta có (đúng). Vậy (1) đúng với n = 1
Giả sử (1) đúng với n = k, tức là ta có :
Ta chứng minh (1) đúng với n = k + 1 tức là phải chứng minh :
Vậy (1) đúng với n = k + 1 do đó (1) đúng với mọi n nguyên dương.
2. Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương n, ta luôn có đẳng thức :
Giải
Với n = 1 ta có (đúng). Vậy (1) đúng với n = 1
Giả sử (1) đúng với n = k, tức là ta có :
Ta chứng minh (1) đúng với n = k + 1, tức là phải chứng minh :
Thật vậy, từ giả thiết quy nạp ta có :
Vậy (1) đúng với n = k + 1 do đó (1) đúng với mọi n $\in$ N*
3. Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương n, ta luôn có bất đẳng thức :
Giải
Với n = 1 ta có 1 < $2\sqrt{1}$. Vậy (1) đúng với n = 1
Giả sử (1) đúng với n = k, tức là ta có:
Ta chứng minh (1) đúng với n = k + 1, tức là phải chứng minh :
Theo giả thiết qui nạp ta có :
Để chứng minh (*) ta cần chứng minh
Thật vậy ta có :
Vậy ta có (*) tức (1) đúng với n = k + 1, do đó (1) đúng với mọi n $\in$ N*
4. Chứng minh rằng với mọi số nguyên n $\geq$ 2, ta luôn có đẳng thức sau :
Giải
Với n = 2 ta có (đúng). Vậy (1) đúng với n = 2
Giả sử (1) đúng với n = k, tức là ta có
Ta chứng minh (1) đúng với n = k + 1, tức là phải chứng minh :
Thật vậy theo giả thiết qui nạp ta có :
Vậy (1) đúng với n = k + 1 do đó (1) đúng với mọi n $\geq$ 2
5. Cho n là một số nguyên lớn hơn 1. Hãy chứng minh bất đẳng thức sau :
Giải
Với n = 2 ta có :
Như vậy (1) đúng khi n = 2
Giả sử (1) đúng khi n = k, k > 1, tức là giả sử
ta sẽ chứng minh (1) cũng đúng khi n = k + 1, nghĩa là ta sẽ chứng minh
Thật vậy, ta có :
Từ các chứng minh trên suy ra (1) đúng với mọi số nguyên n > 1.
6. Với mọi số nguyên dương n, đặt Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương n, ta luôn có $u_{n}$ chia hết cho 5.
Giải
Với n = 1, ta có :
Suy ra (1) đúng khi n = 1.
Giả sử (1) đúng khi n = k, k $\in$ N*, ta sẽ chứng minh nó cũng đúng khi n = k + 1
Thật vậy, ta có :
Vì $u_{k}$ $\vdots$ 5 (theo giả thiết qui nạp), nên từ (2) ta được điều cần chứng minh.
7. Cho số thực x > - 1. Chứng minh rằng $(1+x)^{n}$ $\geq$ 1+ nx (1) với mọi số nguyên dương n.
Giải
Với n = 1, ta có $(1+x)^{1}$ = 1 + x = 1 + 1.x
Như vậy, ta có (1) đúng khi n = 1
Giả sử đã có (1) đúng khi n = k, k $\in$ N*, ta sẽ chứng minh nó cũng đúng khi n = k + 1.
Thật vậy, từ giả thiết x > -1 và giả thiết qui nạp, ta có :
Từ các chứng minh trên suy ra (1) đúng với mọi n $\in$ N*.
8. Một học sinh chứng minh mệnh đề “Với k là số nguyên dương tùy ý, nếu $8^{k}$ + 1 chia hết cho 7 thì $8^{k+1}$ + 1 cũng chia hết cho 7" như sau :
Ta có : $8^{k+1}$ + 1 = 8($8^{k}$ + 1) – 7. Từ đây và giả thiết "$8^{k}$ + 1 chia hết cho 7", hiển nhiên suy ra $8^{k+1}$ + 1 chia hết cho 7".
Hỏi từ chứng minh trên, bạn học sinh đó có thể kết luận được "$8^{n}$ + 1 chia hết cho 7 với mọi n $\in$ N*" hay không ? Vì sao ?
Giải
Không thể kết luận "$8^{n}$ + 1 chia hết cho 7 với mọi n $\in$ N*", vì chưa kiểm tra tính đúng của mệnh đề đó khi n = 1.
C. BÀI TẬP LÀM THÊM
Chứng minh rằng với mọi n $\in$ N* ta có :