Câu 1. Nghe - viết:

LƯƠNG NGỌC QUYẾN

Lương Ngọc Quyến là con trai nhà yêu nước Lương Văn Can. Nuôi ý chí khôi phục non sông, ông tìm đường sang Nhật Bản học quân sự, rồi qua Trung Quốc mưu tập hợp lực lượng chống thực dân Pháp. Ông bị giặc bắt đưa về nước. Chúng khoét bàn chân ông, luồn dây thép buộc chân vào xích sắt. Ngày 30-8-1917, cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên do Đội Cấn lãnh đạo bùng nổ. Lương Ngọc Quyến được giải thoát và tham gia chỉ huy nghĩa quân. Ông hi sinh, nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi.

Theo Lương Quân

- Các em nghe thầy, cô đọc hết câu mới viết.

- Khi viết xong, cần kiểm tra lại những chữ phải viết hoa, những chữ có âm đầu, âm cuối, dấu thanh dễ sai chính tả: Lương Ngọc Quyến, Lương Văn Can, non sông, Nhật Bản, Trung Quốc, lực lượng, Pháp, khoét, luồn, buộc, xích sắt, Thái Nguyên, Đội Cấn, lãnh đạo, bùng nổ, giải thoát, chỉ huy, nghĩa quân, tấm lòng trung với nước, sáng mãi.

Câu 2. Ghi lại phần vần của các tiếng in đậm trong các câu sau:

a) Trạng nguyên trẻ nhất của nước ta là ông Nguyễn Hiền, đỗ đầu khoa thi năm 1247, lúc vừa 13 tuổi.

Phần in đậm là phần vần: Trạng nguyên trẻ nhất của nước ta là ông Nguyễn Hiền, đỗ đầu khoa thi năm 1947, lúc vừa 13 tuổi.

b) Làng có nhiều tiến sĩ nhất nước là làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương: 36 tiến sĩ.

Phần in đậm là phần vần: Làng có nhiều tiến sĩ nhất nước là làng Mộ Trạch xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương: 36 tiến sĩ.

Câu 3. Chép vần của từng tiếng vừa tìm được vào mô hình cấu tạo vần dưới đây:

Tiếng Vần
Âm đệm Âm chính Âm cuối
Nguyên u yên n

* Tham khảo bảng dưới đây:

Tiếng Vần
Âm đệm Âm chính Âm cuối
Trạng a ng
Nguyên u n
Nguyễn u n
Hiền n
khoa o a
thi i
làng a ng
Mộ ô
Trạch a ch
huyện u n
Cẩm â m
Bình i nh

Câu 4. Em có nhận xét gì về cách điền vị trí các âm trong mô hình cấu tạo vần?

- Phần vần của tất cả các tiếng đều có âm chính.

- Ngoài âm chính, một số vẫn còn có thêm âm cuối (trạng, làng,...), âm đệm (nguyên, nguyên, khoa, huyện). Các âm đệm được ghi bằng hai chữ cái o và u.

- Có những vần có đủ cả âm đệm, âm chính và âm cuối (nguyên, Nguyễn, huyện).