Câu 1. Đọc lại bài Nghìn năm văn hiến và trả lời câu hỏi:

a) Nhắc lại các số liệu thống kê trong bài về:

- Số khoa thi, số tiến sĩ của nước ta từ năm 1075 đến năm 1919.

Số khoa thi: 185, số tiến sĩ: 2896.

- Số khoa thi, số tiến sĩ và trạng nguyên của từng triều đại:

Triều đại Số khoa thi Số tiến sĩ Số trạng nguyên
6 11 0
Trần 14 51 9
Hồ 2 12 0
104 1780 27
Mạc 21 484 10
Nguyễn 38 558 0

- Số bia và số tiến sĩ có tên khắc trên bia còn lại đến ngày nay.

Số bia và số tiến sĩ (từ 1442 → 1779): số bia 82, số tiến sĩ có tên khắc trên bia 1306.

b) Các số liệu thống kê trên được trình bày dưới những hình thức nào?

- Số liệu: số khoa thi, số tiến sĩ từ năm 1975 đến 1919, số bia và số tiến sĩ có tên khắc trên bia còn lại đến ngày nay.

- Trình bày bảng số liệu: so sánh số khoa thi, số tiến sĩ, số trạng nguyên của các triều đại.

c) Các số liệu thống kê nói trên có tác dụng gì?

- Giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh.

- Tăng sức thuyết phục cho nhận xét về truyền thống văn hiến từ lâu đời của nước ta.

Câu 2. Thống kê học sinh từng tổ trong lớp theo những yêu cầu sau:

Tổ Số học sinh Học sinh nữ Học sinh nam Học sinh giỏi, tiên tiến
Tổ 1
Tổ 2
Tổ 3
Tổ 4
...
Tổng số học sinh trong lớp

* Tham khảo ví dụ dưới đây:

a) Tổng số học sinh.

Tổng số học sinh của lớp: 34; Tổ 1: 9/ Tổ 2: 8 / Tổ 3: 8/ Tổ 4: 9

b) Số học sinh nữ.

Số học sinh nữ: 17; Tổ 1: 5/ Tổ 2: 4/ Tổ 3: 3 / Tổ 4: 5

c) Số học sinh nam.

Số học sinh nam: 17; Tổ 1: 4 /Tổ 2: 4 / Tổ 3:5 / Tổ 4: 4

d) số học sinh giỏi, tiên tiến.

Số học sinh giỏi, tiên tiến: 24; Tổ 1: 5/ Tổ 2:7/ Tổ 3: 5/ Tổ 4: 7

* Trên cơ sở số liệu trên, ta lập bảng sau:

Tổ Số học sinh Học sinh nữ Học sinh nam Học sinh giỏi, tiên tiến
Tổ 1 9 5 4 5
Tổ 2 8 4 4 7
Tổ 3 8 3 5 5
Tổ 4 9 5 4 7
Tổng số học sinh trong lớp 34 17 17 24