Câu 1. Xếp những từ có tiếng hữu cho dưới đây thành hai nhóm a và b:

hữu nghị, hữu hiệu, chiến hữu, hữu tình, thân hữu, hữu ích, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu, hữu dụng

a) Hữu có nghĩa là “bạn bè”. M : hữu nghị

b) Hữu có nghĩa là “có”. M : hữu ích

* Tham khảo bảng phân nhóm dưới đây:

a. Hữu có nghĩa là bạn bè.

- hữu nghị (tình cảm thân thiện giữa các nước)

- chiến hữu (bạn chiến đấu)

- thân hữu (bạn bè thân thiết).

- hữu hảo (như hữu nghị)

- bằng hữu (bạn bè)

- bạn hữu (bạn bè thân thiết)

b. Hữu có nghĩa là có.

- hữu ích (có ích)

- hữu hiệu (có hiệu quả)

- hữu tình (có sức hấp dẫn, gợi cảm, có tình cảm)

- hữu dụng (dùng được việc)

Câu 2. Xếp các từ có tiếng hợp cho dưới đây thành hai nhóm a và b:

hợp tình, hợp tác, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp nhất, hợp pháp, hợp lực, hợp lí, thích hợp

a) Hợp có nghĩa là “gộp lại” (thành lớn hơn).

b) Hợp có nghĩa là “đúng với yêu cầu, đòi hỏi... nào đó”.

a Hợp có nghĩa là “gộp lại”, tập hợp thành cái lớn hơn. Hợp tác, hợp nhất (hợp làm một), hợp lực.
b Hợp có nghĩa là “đúng với yêu cầu, đòi hỏi nào đó”. Hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lí, thích hợp.

Câu 3. Đặt một câu với một từ ở bài tập 1 và một câu với một từ ở bài tập 2.

* Tham khảo cách đặt câu sau:

- Chúng tôi hợp tác làm việc với nhau nên kết quả rất tốt.

- Khí hậu vùng biển Nha Trang rất thích hợp với sức khoẻ của ông tôi.

Câu 4. Đặt câu với một thành ngữ dưới đây:

a) Bốn biển một nhà.

- Diễn tả sự đoàn kết, kêu gọi sự đoàn kết rộng rãi:

Chúng ta là anh em bốn biển một nhà, hãy đoàn kết, giúp đỡ nhau.

- Ca ngợi tình hữu nghị, hợp tác, hữu ái giai cấp:

Thật đúng là anh em bốn biển một nhà.

b) Kề vai sát cánh.

Diễn tả sự đồng tâm hợp lực, cùng chia sẻ gian nan giữa những người cùng chung sức gánh vác một công việc quan trọng:

- Chúng tôi luôn kề vai sát cánh bên nhau trong suốt những năm tháng gian khổ.

c) Chung lưng đấu sức.

Tương tự như Kề vai sát cánh:

Họ đã luôn chung lưng đấu sức trong mọi thử thách, khó khăn.