Câu 1. Đọc lại bài Cái gì quý nhất?, sau đó nêu nhận xét:

a) Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề gì?

Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề: Cái gì quý nhất?

b) Ý kiến của mỗi bạn như thế nào? Lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến đó ra sao?

* Tham khảo bảng dưới đây:

Bạn Ý kiến của mỗi bạn Lí lẽ đưa ra để bảo vệ
Hùng Quý nhất là lúa gạo Có ăn mới sống được
Hùng Quý nhất là vàng Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo
Nam Quý nhất là thì giờ Có thì giờ mới làm ra lúa gạo, vàng bạc

c) Thầy giáo muốn thuyết phục Hùng, Quý, Nam công nhận điều gì? Thầy đã lập luận như thế nào? Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận như thế nào?

- Thầy giáo muốn thuyết phục Hùng, Quý, Nam công nhận điều gì?

Người lao động là quý nhất.

- Thầy đã lập luận như thế nào?

Lúa gạo, vàng, thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất. Không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc, thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị.

- Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận như thế nào?

Thầy tôn trọng người đối thoại, lập luận có tình có lí:

+ Công nhận những thứ Hùng, Quý, Nam nêu ra đều rất đáng quý (lập luận có tình).

+ Nêu câu hỏi: “Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc? Ai biết dùng thì giờ?”, rồi ôn tồn giảng giải để thuyết phục học sinh (lập luận có lí).

Câu 2. Hãy đóng vai một trong ba bạn (Hùng, Quý hoặc Nam) nêu ý kiến tranh luận bằng cách mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng để lại tranh luận thêm sức thuyết phục.

- M: (Hùng) - Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Lúa gạo quý như vàng. Trong bài hát Hạt gạo làng ta, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã gọi hạt gạo là “hạt vàng làng ta”. Lúa gạo nuôi sống tất cả mọi người. Có ai trong chúng ta không ăn mà sống được đâu?...

* Tham khảo cách trình bày dưới đây:

Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Lúa gạo là lương thực do nông dân dầu dãi nắng sương, quanh năm vất vả làm ra để nuôi dưỡng con người, duy trì sự sống. Nếu không có lương thực, chúng ta sẽ chết đói. Ngày xưa, dân gian đã từng có câu: Có thực mới vực được đạo. Bởi thế, lúa gạo thật là quý, con người không thể thiếu nó, dù chỉ một ngày.

Trong những cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, muốn đánh thắng giặc ngoại xâm, dân tộc ta phải có một đội quân khoẻ mạnh, thiện chiến. Mà muốn khoẻ thì phải ăn no, thực có túc thì binh mới cường (lương thực đầy đủ, dồi dào thì quân mới mạnh).

Câu 3. Trao đổi về cách thuyết trình, tranh luận:

a) Muốn thuyết trình, tranh luận về một vấn đề, cần có những điều kiện gì? Hãy ghi lại những câu trả lời đúng và sắp xếp chúng theo trình tự hợp lí:

- Phải có hiểu biết về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.

- Phải nói theo ý kiến của số đông.

- Phải biết cách nêu lí lẽ và dẫn chứng.

- Phải có ý kiến riêng về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.

Những câu trả lời đúng được sắp xếp lại theo trình tự hợp lí, bắt đầu là điều kiện quan trọng, căn bản nhất:

- Phải có hiểu biết về vấn đề được thuyết trình, tranh luận, nếu không, không thể tham gia thuyết trình, tranh luận.

- Phải có ý kiến riêng về vấn đề được thuyết trình, tranh luận. Không có ý kiến riêng nghĩa là không hiểu sâu sắc vấn đề, hoặc không dám bày tỏ ý kiến riêng, sẽ nói dựa, nói theo người khác

- Phải biết cách nêu lí lẽ và dẫn chứng: Có ý kiến riêng rồi còn phải biết cách trình bày, lập luận để thuyết phục người đối thoại.

- Phải nói theo ý kiến của số đông không phải là điều kiện của thuyết trình, tranh luận. Khi tranh luận, không nhất thiết ý kiến của số đông là đúng. Người tham gia truyết trình, tranh luận cần có bản lĩnh, có suy nghĩ riêng, biết đưa lí lẽ và dẫn chứng để bảo vệ ý kiến, thuyết phục mọi người.

- Khi thuyết trình, tranh luận, để tăng sức thuyết phục và đảm bảo phép lịch sự, người nói cần có thái độ ôn tồn, hoà nhã, tôn trọng người đối thoại, tránh nóng nảy, vội vã hay bảo thủ, không chịu nghe ý kiến đóng góp của người khác.

b) Khi thuyết trình, tranh luận, để tăng sức thuyết phục và bảo đảm phép lịch sự, người nói cần có thái độ như thế nào?

Khi thuyết trình, tranh luận, để tăng sức thuyết phục và bảo đảm phép lịch sự, người nói cần có thái độ ôn tồn, vui vẻ, hoà nhã, tôn trọng người nghe, người đối thoại, tránh nóng nảy, vội vã hay bảo thủ, không chịu nghe ý kiến đúng của người khác, cố bảo vệ ý kiến chưa đúng của mình...

c) Chọn tên gọi khác cho bài văn và nêu lí do vì sao em chọn tên gọi đó.

Có thể đặt tên cho bài văn là cuộc tranh luận thú vị vì bài văn thuật lại cuộc tranh luận thú vị giữa ba bạn nhỏ. Có thể đặt tên cho bài Ai có lí? vì bài văn cuối cùng đến được một kết luận giàu sức thuyết phục: Người lao động là đáng quý nhất.