Câu 1. Thay những từ in đậm trong đoạn văn dưới đây bằng các từ đồng nghĩa cho chính xác hơn:

Hoàng chén nước bảo ông uống. Ông đầu Hoàng và bảo: “Cháu của ông ngoan lắm! Thế cháu đã học bài chưa?”. Hoàng nói với ông: “Cháu vừa thực hành xong bài tập rồi ông ạ!”.

Thay từ như sau là đúng:

Câu Từ dùng không chính xác Lí do (giải thích miệng) Thay bằng từ đồng nghĩa
Hoàng chén nước bảo ông uống.

(chén nước)

bảo (ông)

Chén nước nhẹ, không cần .

Cháu bảo ông là thiếu lễ độ.

bưng

mời

Ông đầu Hoàng (đầu) là chà đi xát lại, làm cho rối, nhàu nát hoặc làm cho sạch; không thể hiện đúng hành động của ông vuốt tay nhẹ nhàng trên tóc cháu. xoa
“Cháu vừa thực hành xong bài tập rồi ông ạ!" thực hành (xong bài tập) Thực hành là từ chỉ chung việc áp dụng lí thuyết vào thực tế; không hợp với việc giải quyết một nhiệm vụ cụ thể như bài tập. làm

Câu 2. Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi chỗ trống:

a) Một miếng khi đói bằng một gói khi ...

b) Đoàn kết là sống, chia rẽ là ...

c) Thắng không kiêu, ... không nản.

d) Nói lời phải giữ lấy lời

Đừng như con bướm ... rồi lại bay.

e) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Xấu người ... nết còn hơn đẹp người.

Thứ tự điền từ trái nghĩa như sau: a. no, b, chết, c. bại, d, đậu, e. đẹp.

Câu 3. Đặt câu để phân biệt hai từ đồng âm: giá (giá tiền) - giá (giá để đồ vật).

- Giá tiền chiếc áo len màu hồng treo trên giá đắt quá!

- Bộ sách giáo khoa lớp 5 giá bao nhiêu tiền hả chị?

- Trên giá sách của ông tôi có rất nhiều sách quý...

Câu 4. Đặt câu với mỗi nghĩa dưới đây của từ đánh:

a) Làm đau bằng cách dùng tay hoặc dùng roi, gậy,... đập vào thân người.

b) Dùng tay làm cho phát ra tiếng nhạc hoặc âm thanh.

c) Làm cho bề mặt sạch hoặc đẹp ra bằng cách xát, xoa.

+ Đặt câu:

- Hôm qua, cu Tí bị mẹ đánh cho một roi vì tội nghịch bẩn.

- Anh Nam đánh trống rất giỏi.

- Cứ đến gần Tết, ông em lại mang những đồ thờ bằng đồng ra đánh bóng.