I. Nhận xét:

1. Trong mỗi ví dụ dưới đây, từ in đậm được dùng để làm gì?

a) Rừng say ngây ấm nóng.

b) Tiếng hót dìu dặt của Hoạ Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới.

c) Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào. Nhưng cành mai uyển chuyển hơn cành đào.

Câu Tác dụng của từ in đậm
a) Rừng say ngây ấm nóng. nối say ngây với ấm nóng. (biểu thị quan hệ liên hợp)
b) Tiếng hót dìu dặt của Hoạ Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới. của nối Tiếng hót dìu dặt với Hoạ Mi. (biểu thị quan hệ sở hữu)
c) Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào. Nhưng cành mai uyển chuyển hơn cành đào.

như nối không đơm đặc với hoa đào. (biểu thị quan hệ so sánh)

nhưng nối 2 câu trong đoạn văn (biểu thị quan hệ tương phản)

2. Quan hệ giữa các ý ở mỗi câu dưới đây (rừng cây bị chặt phá - mặt đất thưa vắng bóng chim; mảnh vườn nhỏ bé - bầy chim vẫn về tụ hội) được biểu hiện bằng những cặp từ nào?

a) Nếu rừng cây cứ bị chặt phá xơ xác thì mặt đất sẽ ngày càng thưa vắng bóng chim.

b) Tuy mảnh vườn ngoài ban công nhà Thu thật nhỏ bé nhưng bầy chim vẫn thường rủ nhau về tụ hội.

* Tham khảo bảng dưới đây:

Câu Cặp từ biểu thị quan hệ
Nếu rừng cây cứ bị chặt phá xơ xác thì mặt đất sẽ ngày càng thưa vắng bóng chim. nếu ... thì (biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết - kết quả)
Tuy mảnh vườn ngoài ban công nhà Thu thật nhỏ bé nhưng bầy chim vẫn thường rủ nhau về tụ hội. tuy ... nhưng (biểu thị quan hệ tương phản)

3. Thế nào là quan hệ từ? Các cặp từ ngữ trong câu được nối với nhau như thế nào?

a. Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau. Các quan hệ từ thường thấy là: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về,...

b. Nhiều khi, từ ngữ trong câu được nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ. Các cặp quan hệ từ thường gặp là:

- Vì ... nên ...; do ... nên ...; nhờ ... mà ... (biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả).

- Nếu ... thì ...; hễ ... thì ... (biểu thị quan hệ giả thiết - kết quả, điều kiện - kết quả).

- Tuy ... nhưng ... ; mặc dù ... nhưng ... (biểu thị quan hệ tương phản).

- Không những ... mà còn ... ; không chỉ ... mà còn ... (biểu thị quan hệ tăng tiến).

II. Luyện tập:

Câu 1. Tìm quan hệ từ trong mỗi câu sau và nêu rõ tác dụng của chúng:

a) Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Hoạ Mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc.

b) Những hạt mưa to và nặng bắt đầu rơi xuống như ai ném đá, nghe rào rào.

c) Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.

Câu Tác dụng của từ in đậm
a) Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Hoạ Mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc.

- và nối Nước với Hoa

- của nối tiếng hót kì diệu với Họa Mi

- rằng nối cho với bộ phận đứng sau

b) Những hạt mưa to và nặng bắt đầu rơi xuống như ai ném đá, nghe rào rào.

- nối to với nặng

- như nối rơi xuống với ai ném đá

c) Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.

- với nối ngồi với từ ông nội.

- về nối giảng với loài cây

Câu 2. Tìm cặp quan hệ từ ở mỗi câu sau và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu.

a) Vì mọi người tích cực tham gia Tết trồng cây nên quê hương em có nhiều cánh rừng xanh mát.

Cặp quan hệ từ Vì... nên ... biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả.

b) Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bạn Hoàng vẫn luôn học giỏi.

Cặp quan hệ từ Tuy ... nhưng ... biểu thị quan hệ tương phản.

Câu 3. Đặt câu với mỗi quan hệ từ: và, nhưng, của.

- Mẹ mua cho em chiếc cặp sách và hộp đựng bút.

- Bạn Oanh học rất giỏi nhưng sức khoẻ lại yếu.

- Cuốn truyện tranh của bạn Lan cho em mượn rất hay.