I. Đọc kĩ bài:
- Đọc nhiều lần bài văn, nhớ kĩ các hình ảnh, chi tiết nổi bật.
- Đọc rõ ràng, rành mạch, phù hợp với nội dung một văn bản khoa học tự nhiên.
- Chú ý các từ ngữ khó phát âm: chiến tranh, lấn, đê điều, xói lở, vỡ, bão, tuyên truyền, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Cồn Vành, hàng nghìn, hàng trăm, vững chắc,...
II. Tóm tắt nội dung:
Bài văn là một văn bản phổ biến khoa học. Tác giả phân tích những nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá và nêu lên thành tích khôi phục rừng ngập mặn trong những năm qua, đồng thời khẳng định tác dụng to lớn của rừng ngập mặn.
III. Gợi ý trả lời câu hỏi:
1. Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn.
- Nguyên nhân: do chiến tranh; do quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm... làm mất đi khá nhiều diện tích của rừng ngập mặn.
- Hậu quả: lá chắn bảo vệ đê biển không còn nên đê điều dễ bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn.
2. Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn?
Vì các tỉnh này làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để mọi người hiểu rõ tác dụng của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều.
3. Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.
Rừng ngập mặn được phục hồi đã phát huy tác dụng bảo vệ vững chắc đê biển; tăng thu nhập cho người dân nhờ lượng hải sản tăng nhiều, các loài chim nước trở nên phong phú.
IV. Thực hành - Luyện tập:
1/ Đọc nhiều lần bài văn.
2. Em hãy kể về một khu rừng ngập mặn mà em biết?
(Học sinh tự làm.)