Câu 1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

- Em hãy đọc lại các bài sau: Mùa thảo quả, Hành trình của bầy ong, Người gác rừng tí hon.

* Yêu cầu:

- Nhớ kĩ các chi tiết và nhân vật chính trong bài.

- Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.

Câu 2. Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm vì hạnh phúc con người.

Nội dung cần trình bày:

- Tên bài.

- Tác giả.

- Thể loại (văn, thơ, kịch).

* Tham khảo bảng thống kê dưới đây:

VÌ HẠNH PHÚC CON NGƯỜI

TT Tên bài Tác giả Thể loại
1 Chuỗi ngọc lam Phun-tơn O-xlơ văn
2 Hạt gạo làng ta Trần Đăng Khoa thơ
3 Buôn Chư Lênh đón cô giáo Hà Đình Cẩn văn
4 Về ngôi nhà đang xây Đồng Xuân Lan thơ
5 Thầy thuốc như mẹ hiền Trần Phương Hạnh văn
6 Thầy cúng đi bệnh viện Nguyễn Lăng văn
7 Ngu Công xã Trịnh Tường Trường Giang - Ngọc Minh văn
8 Ca dao về lao động sản xuất thơ

Câu 3. Trong hai bài thơ em đã học ở chủ điểm vì hạnh phúc con người, em thích những câu thơ nào nhất? Hãy trình bày cái hay của những câu thơ ấy để các bạn hiểu và tán thưởng sự lựa chọn của em.

* Tham khảo cách trình bày dưới đây:

Tuỳ theo cảm nhận của từng em để chọn câu thơ hay. Ví dụ:

Trong hai bài thơ ở chủ điểm Vì hạnh phúc con người, em thích bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa, nhất là khổ thơ thứ hai:

Hạt gạo làng ta...

Mẹ em xuống cấy.

Qua đoạn thơ, tác giả muốn nói lên nỗi vất vả, cực nhọc của người nông dân nói chung và người mẹ nói riêng.

Mở đầu đoạn thơ, tác giả miêu tả sự khắc nghiệt của thiên nhiên bằng hai hình ảnh bão tháng bảy và mưa tháng ba. Sau đó, tác giả nhấn mạnh nỗi vất vả của người mẹ khi cấy từng dảnh mạ dưới cái nắng chang chang như đổ lửa, nước ruộng nóng như đun, đến độ chết cả cá cờ, cua ngoi lên bờ để tránh nóng. Đọc đoạn thơ, em càng thương người mẹ đã tần tảo nuôi em ăn học và càng biết ơn những người nông dân dãi nắng dầm sương hy sinh thầm lặng để làm ra hạt gạo nuôi người.