GỢI Ý LÀM BÀI

Gồm hai câu nhỏ:

1.1. Chỉ yêu cầu liệt kê (không phân tích) hai loại hình ảnh thơ gợi lên cảm xúc về:

a) Cái bé nhỏ, bơ vơ, cô đơn, lạc lõng của con người:

- Con thuyền, - cành củi khô, - cồn nhỏ gió đìu hiu, - tiếng vãn chợ chiều, - bến cô liêu, bèo dạt, - không một chuyến đò ngang, - không cầu, cánh chim nhỏ, lòng quê dợn dợn, - hoàng hôn nhớ nhà.

b) Cái bao la, vô cùng vô tận của vũ trụ:

- Tràng giang, - trời rộng sông dài, - sóng điệp điệp, - trăm ngả, - mấy dòng - nắng xuống trời lên sâu chót vót, - mênh mông, - bờ xanh tiếp bãi vàng – mây cao đùn núi bạc, - bóng chiều sa; vời con nước.

1.2. Yêu cầu phân tích bài thơ dựa trên tính chất tương phản nghệ thuật giữa hai loại hình ảnh:

Các ý chính:

1. Giới thiệu sơ lược về Huy Cận (có thể thay vì phần đặt vấn đề).

- Nhà thơ có những câu thơ buồn bã ảo não nhất trong các nhà Thơ mới.

- Sự cộng hưởng giữa nỗi buồn nhân thế với nhịp sầu vũ trụ. Cộng hưởng này được thể hiện sinh động trong phép tương phản nghệ thuật ở bài thơ Tràng giang.

2. Phân tích đầu đề và khổ một:

+ Ý nghĩa “tràng giang” khác “trường giang” ở chỗ nào (sự hòa âm “ang” tạo cảm giác dài và rộng bao la).

+ Cảnh chia lìa: “thuyền về... sầu trăm ngả”, ẩn dụ mới về thân phận nổi trôi, bé nhỏ của kiếp người (củi một cành khô) giữa cái vô cùng cố định của vũ trụ lạc mấy dòng.

+ Hình ảnh dòng sông dài, mênh mang.

3. Phân tích khổ hai:

+ Cảm giác thế lương hiu hắt của con người nhỏ bé dưới vũ trụ bao la, cái “lơ thơ" của cồn nhỏ, cảnh “đìu hiu” của ngọn gió là cái heo hút của vùng đất vắng bóng con người. Tiếng nói con người mơ hồ như hư như thực, tiếng “vãn chợ chiều” nghe như có như không (có thể hiểu theo nghĩa không có tiếng vãn chợ chiều).

+ “Nắng xuống... bến cô liêu”, phân tích không gian ba chiều sâu thẳm của bầu trời của vũ trụ "sâu chót vót” để làm nổi bật của cái “bến cô liêu” của kiếp người.

4. Khổ 3:

+ Tương phản giữa cái mênh mông, hoang sơ của sông nước, bãi bờ “bờ xanh tiếp bãi vàng” với cái nổi trôi vô định, vô hướng của kiếp người trong ẩn dụ “bèo dạt về đâu”.

+ Sự vắng bóng các động thái tình cảm của con người trước sự thống trị của vũ trụ bao la hoang dã (không đò, không cầu...) diễn đạt tâm trạng bơ vơ của con người.

5. Khổ cuối:

+ Tương phản giữa “cánh chim nhỏ" với “bóng chiều sa” và “lớp lớp mây cao...” diễn tả bằng ẩn dụ cái nhỏ nhoi, tội nghiệp của con người trước mênh mang vũ trụ, cái cô đơn vô định của những kiếp người xa xứ thiếu quê hương, ẩn dụ này chuẩn bị cho tâm trạng ở hai câu cuối.

+ Giữa không gian “vời con nước” và thời gian hoàng hôn, kẻ xa xứ cô đơn “nhớ nhà” (có thể so sánh với lời thơ Thôi Hiệu trong bài Hoàng Hạc lâu để thấy chỗ khác của nỗi buồn nhớ qua của Huy Cận: không cần sự gợi ý của ngoại cảnh “không khói” vẫn nhớ nhà vì cảm nhận nỗi cô đơn bé nhỏ của mình dưới vũ trụ bao la vô tận).