BÀI LÀM
Tràng giang là một bài thơ có vẻ đẹp cổ điển. Vẻ đẹp này thể hiện ở nhiều phương diện, trước hết có lẽ là ở thể thơ thất ngôn (bảy chữ), chủ yếu với cách ngắt nhịp quen thuộc, tạo nên sự cân đối, hài hòa. Tiếp đến ở sự nhạy cảm của tác giả với cảnh tượng thiên nhiên bát ngát, không gian vô tận, hướng tới thời gian vĩnh hằng; ở cách thức miêu tả những bức tranh thiên nhiên (chỉ miêu tả một vài nét đơn sơ, chủ yếu ghi lại hồn cốt của tạo vật); ở thị liệu ở âm điệu chủ đạo của bài thơ; ở nỗi buồn của tác giả; ở cách vận dụng sáng tạo lối diễn đạt và các ý có trong thơ cổ (chẳng hạn như ở các bài thơ Đăng cao của Đỗ Phủ của Thôi Hiệu,...); ở vẻ đẹp trang nhã, thanh cao thoát ra từ toàn bộ bài thơ...
Song Tràng giang cũng là bài thơ hiện đại. Hiện đại trong việc vận dụng thể thơ bảy chữ, cách sử dụng thì liệu (bên cạnh thi liệu cũ, có thi liệu mới) nhất là trong sự cảm nhận sự vật, khiến, “cái buồn vời vợi dàn ra cho đến hư vô” (Xuân Diệu).
Vì thế, Tràng giang đúng là một bài thơ vừa cổ điển vừa hiện đại. (Dĩ nhiên, đặc sắc chính của thi phẩm này vẫn là vẻ đẹp cổ điển).