DÀN Ý

Các ý chính:

1. Tống biệt hành của Thâm Tâm (1940) mặc dù là một đề tài quen thuộc nhưng có một sự ám ảnh rất lạ không phải chỉ ở điệu thơ, ngôn ngữ mà ở tinh thần thời đại, đặc biệt ở hình ảnh vừa truyền thống vừa mới mẻ của người ra đi.

- Bài thơ ca ngợi một nam nhi ôm chí lớn giã từ nhà ra đi mong thực hiện lí tưởng nhưng bên trong vẫn nặng lòng lưu luyến với gia đình.

2. Bốn câu đầu miêu tả cảnh tiễn đưa, qua đó gợi tả hình ảnh người “li khách” ra đi trong cảm nhận ban đầu của người tiễn. Dửng dưng ra đi, đầu không ngoái lại, sao lại “đầy hoàng hôn trong mắt trong"? Đâu còn là đấng trượng phu lên đường.

3. Nhưng li khách ra đi vẫn là đấng trượng phu cao đẹp, là con người của thời đại thức tỉnh ý thức về cái tôi cá nhân với bao quan hệ riêng tư phong phú phức tạp của một con người nhân tính. Hai khổ thơ tiếp theo, người đưa tiễn nhớ lại: “Ta biết... Ta biết... chiếc khăn tay”.

- Hóa ra người li khách có một cảnh ngộ không thể cầm lòng. Vậy thì không thể dửng dưng, không thể không “đầy hoàng hôn trong mắt trong”. Đến đây người đưa tiễn đã thấu hiểu đến tận cùng lòng người ra đi.

- Nhưng chí lớn đã thắng. Người ra đi đã hi sinh tình cảm gia đình riêng tư để lựa chọn lý tưởng. (Khổ thơ cuối với các chữ “thà” hết sức đau đớn). Đấy là sự lựa chọn không mấy dễ dàng. Cuộc ra đi của li khách là cuộc ra đi bằng lòng quyết tâm theo lí tưởng trong sự mâu thuẫn giằng xé của một con người cá nhân đầy nhân tính.

4. Hình ảnh li khách mang một ý nghĩa nhân đạo hết sức sâu sắc: Con người được thức tỉnh lí tưởng mới và cá nhân đó ra đi nhưng không thể thanh thản nhẹ nhàng như người trượng phu ngày xưa. Li khách hôm nay đã ra đi trong niềm lưu luyến sâu xa của một con người cá nhân đầy nhân tính.

- Hình ảnh li khách góp phần bộc lộ một tâm sự yêu mến thầm kín, đó là lòng ngưỡng vọng, cảm phục người bạn, có thể là chiến sĩ cách mạng khi đó đang ra đi vì việc lớn của dân tộc mà trong hoàn cảnh hiện tại, nhà thơ không dễ gì nói thẳng ra được.