BÀI LÀM

Bài thơ Từ ấy trích từ bài thơ đầu tay của Tố Hữu. Tập thơ gồm ba phần: Máu lửa, xiềng xích, và Giải phóng, phản ánh ba chặng đường đấu tranh và trưởng thành của nhà thơ từ khi giác ngộ lí tưởng đến Cách mạng tháng Tám 1945.

Bài Từ ấy rút từ phần Máu lửa, phần này nói như Đặng Thai Mai, “cũng có thể đổi cái tiêu đề: Giác mộ". Lúc này, Tố Hữu mười tám tuổi. Tuổi trẻ vốn giàu ước mơ, khao khát lí tưởng, lại gặp được chủ nghĩa cộng sản. Đây là sự gặp gỡ hai mùa xuân: mùa xuân của tuổi trẻ tác giả và mùa xuân của lí tưởng, mùa xuân của tương lai: “Ngày mai đây tất cả sẽ là chung - Tất cả sẽ là vui và ánh sáng” (Liên hiệp lại!)

Nhìn chung, thơ Tố Hữu trong năm tập thơ (Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa) đều có một nội dung xuyên suốt: ca hát về niềm vui lớn của Cách mạng. Nhưng niềm vui trong tập thơ đầu tiêu biểu là bài Từ ấy, vẫn có một sắc thái riêng thể hiện mối duyên đầu của một thanh niên đối với Cách mạng: một sự bừng sáng, một tiếng reo vui, một vườn xuân đầy hương sắc và rộn ràng tiếng chim ca. Có một cái gì rất trẻ trung, sôi nổi, say đắm, cảm hứng lãng mạn tràn đầy,...