DÀN Ý

1. Bài thơ Tâm tư trong tù ghi lại những cảm xúc, những ấn tượng mạnh mẽ và diễn biến tâm trạng của tác giả - người chiến sĩ cách mạng trong những ngày đầu tiên bị giam giữ trong nhà tù thực dân Pháp vào cuối tháng 4 - 1939. Nỗi cô đơn, niềm khát khao tự do, đồng thời dự cảm về những gian lao thử thách sắp tới, quyết tâm giữ vững ý chí chiến đấu.

2. Bốn câu đầu của đoạn này lặp lại bốn câu mở đầu của bài thơ, có tác dụng nhấn mạnh, khắc sâu thêm cái ấn tượng nổi bật bao trùm trong tâm trạng người chiến sĩ. Đó là nỗi cô đơn và lòng hướng về sự sống bên ngoài nhà tù.

- Nỗi buồn và niềm khao khát có cơ sở bởi trước đó là cuộc sống tự do phơi phới niềm tin tuổi hai mươi, tràn đầy hi vọng. Cho nên hơn là nỗi buồn cô đơn còn là sự căm giận muốn vượt ra, thoát khỏi lao tù.

- Ở trong tù “Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực”, nhà thơ vẫn gắn bó với đời sống qua những xúc cảm tinh tế và nhạy bén trong sự lắng nghe mọi âm thanh cuộc sống bên ngoài vọng vào nhà tù. Những âm thanh đặc biệt gợi cảm là âm thanh của buổi chiều.

- Giữa dòng âm thanh xáo động ấy tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ đón nhận được cả những âm thanh rất nhỏ, rất mơ hồ:

Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh

Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về

Câu thơ thể hiện sự tinh tế nhạy cảm và sự tưởng tượng phong phú của nhà thơ.

3. Đoạn thơ này là minh chứng tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ trữ tình - chính trị của Tố Hữu, trong đó nổi bật cái “tôi” trữ tình với những suy nghĩ và nhận thức của một người chiến sĩ trẻ luôn khát khao tự do và hành động.

Đoạn thơ đã phản ánh đúng tâm trạng nhà thơ - người chiến sĩ trong những ngày đầu đối diện với nỗi cô đơn và những gian lao khổ ải ở chốn lao tù.