DÀN BÀI
Có hai yêu cầu:
Yêu cầu 1: Phân tích bài Mộ theo hướng làm rõ nhận xét đã nêu trong đề.
1. Mộ cũng như mọi bài thơ khác của Nhật kí trong tù là thơ nhật kí. Nó thuộc mảng thơ viết về những lần chuyển ngục, tức là những lần Bác bị giải đi từ nhà lao này sang nhà lao khác. Hiển nhiên, nó không thể không biểu lộ khía cạnh đời thường bình dị trong phẩm chất con người phong phú của Hồ Chí Minh.
2. Hai câu đầu của bài thơ thể hiện niềm rung động của Hồ Chí Minh trước vẻ đẹp đơn sơ của tạo vật lúc chiều xuống nơi xóm núi, thể hiện sự gắn bó với thiên nhiên và đức tự chủ của Người. Ở một phương diện khác, chúng cho thấy thoáng buồn, thoáng cô đơn rất người của tác giả. Trong vẻ mỏi mệt của cánh chim, trong vẻ cô đơn của chòm mây, ta đọc được nỗi cô đơn cũng như niềm mong ước của tác giả muốn được nghỉ chân sau một chặng hành trình vất vả.
3. Hai câu cuối của bài thơ nói đến hình ảnh cô gái xay ngô, đến đốm lửa hồng. Một mặt chúng cho thấy rõ vị trí trung tâm của bức tranh và ánh sáng cuối cùng thế nào cũng hiện lên- Mặt khác, hai câu còn gợi lên thoáng ước mong của Bác về một mái ấm gia đình, về một bếp lửa bình dị có khả năng xua tan cảm giác cô đơn hiu hắt.
Yêu cầu 2: Trình bày ý kiến (bình luận) về nhận xét đã nêu trong đề.
1. Nhận xét đã nêu không chỉ đúng với tập thơ Nhật kí trong tù nói chung mà còn đúng với bài thơ Mộ vừa phân tích. Đúng là qua bài thơ này ta không chỉ thấy tâm hồn lớn lao cao cả mà còn thấy được những nỗi niềm rất riêng rất đời, rất người của Hồ Chí Minh.
2. Nhận xét đã nêu thể hiện một góc tiếp cận mới về Nhật kí trong tù: tính nhân loại. Chính góc tiếp cận này đã cho phép thấy được những giá trị lớn khác của tác phẩm mà trong một thời kì dài ta ít để ý.