NHỮNG Ý CHÍNH
Yêu cầu của đề là dựa trên bối cảnh lịch sử từng thời đại để tìm hiểu sâu thêm bài học tư tưởng mà các thế hệ cha ông đã để lại qua những áng thơ văn. Có thể theo gợi ý sau:
Khẳng định giá trị tư tưởng lớn của bài học về lẽ sống - chết thể hiện qua Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu và Xuất dương lưu biệt của phan Bội Châu. (Mối tương quan giữa sự sống - chết của cá nhân với lẽ nhục – vinh của cả dân tộc đã được lí giải như thế nào?)
Giải thích tại sao ở giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX, cha ông ta lại thiên về sự lựa chọn “Thà chết vinh còn hơn sống nhục”.
Chú ý bối cảnh lịch sử: Cuộc chiến còn đang ở thế giằng co giữa ta và địch, địch đánh và ta chống trả để bảo vệ hoặc giành giật từng tấc đất trong tay kẻ thù. Cuộc chiến đấu đang ở thời kì khốc liệt, một mất một còn.
Con người buộc phải đối mặt với sự lựa chọn như thế nào? (Đánh Tây hay đầu hàng? Chấp nhận cuộc sống nô lệ hay chiến đấu hi sinh để bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc?) Sự lựa chọn ấy sẽ quyết định vận mệnh của cả dân tộc.
Lẽ sống cao đẹp của thời đại được cô đúc trong lời thề quyết tử “Thà chết vinh còn hơn sống nhục” (lựa chọn và phân tích một số câu tiêu biểu trong bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc).
Trong hoàn cảnh đất nước đầu thế kỉ XIX, giữa cái sống và cái chết, ông cha ta thiên về khắng định điều gì?
Bối cảnh lịch sử: Tại sao Phan Bội Châu lại nói “Non sông đã chết”?
Con người lúc này bị đẩy vào một hoàn cảnh sống như thế nào? Cuộc sống đã an bài, con người còn có sự lựa chọn nào khác không? (Đầu hàng số phận, cam tâm sống - chết trong vòng tủi nhục hay tìm một lẽ sống nào khác để có thể thay đổi số phận?).
Phân tích những câu 1, 2, 3 và 7, 8 trong bài thơ để chứng minh, lúc này ông cha ta thiên về khẳng định một lẽ sống mới như thế nào?
Kết luận chung: Nêu ý nghĩa tích cực của những quan niệm sống - chết này đối với cuộc sống đương thời.