GỢI Ý BÀI LÀM
- Chủ đề chung của bài Thơ duyên là sự giao hòa, cảm thông giữa thiên nhiên và thiên nhiên, giữa thiên nhiên và con người trong trời đất. Đây là “thơ duyên” chứ không phải thơ tình yêu. Nhưng vì thiên nhiên giao hòa với thiên nhiên, nên anh với em không thể “vô tâm” được, mà “Lòng anh thôi đã cưới lòng em”.
Mây biếc về đâu bay gấp gấp
Con cò trên ruộng cánh phân vân
Vẫn là sự giao hòa, máy bay “gấp gấp” nên con cò trên ruộng cũng muốn bay (cánh phân vân). Bình luận hai cầu này, Hoài Thanh viết: “Giữa cánh cò của Vương Bột bay lặng lẽ trong sáng chiều với con cò của Xuân Diệu không bay mà cánh phân vân có sự cách nhau của một ngàn năm và hai thế giới”. Một ngàn năm là vì thơ Đường vào thế kỉ thứ IX sau Công nguyền, hai thế giới là vì thế giới của thơ Đường là thế giới của cái ta, của cộng đồng, của cái chung (thời phong kiến) còn thế giới của “Thơ mới” là thế giới của cái Tôi, của cá nhân, của cái riêng. Cho nên con cò của Vương Bột bay lặng lẽ trong sáng chiều rồi mất hút vào đường chân trời, tan biến vào cái vĩnh cửu, còn con cò của Xuân Diệu là một con có được cảm thụ qua cái tôi, một con cò đã được cá thể hóa (cánh phân vân).
- Chim nghe trời rộng nên phải sải thêm cánh bay về tổ, hoa khép cánh lại khi cảm thấy cái se lạnh của sương chiều. Đây cũng là sự giao hòa giữa thiên nhiên và thiên nhiên.