Họ hàng nhà cá heo, trên thực tế, gồm 31 loài cá heo, trong đó người ta thường gặp là cá heo lưng đen, cá heo mỏ nói chung và cá heo mỏ tày (orque, dauphin, tursiop), cá heo (marsouin) và cá heo mỏ nước ngọt không thuộc vào loại cá này.

Vô địch về bơi nhanh là cá heo có thể duổi bắt được cá do thân hình cá heo có độ lớn vừa phải để có tốc độ bơi nhanh, không bị nước cản nhiều như họ hàng nhà cá voi. Trải qua biến hóa của 55 triệu năm, cơ thể của cá heo đã biến đổi sâu sắc đến mức, xuất xứ từ một loài vật sống trên cạn đến nay cá heo khi ra khỏi nước không thể sống qua được vài phút. Cá heo mỏ có thể bơi nhanh tới 55 km/h, còn cá nhà táng lại có thể lặn sâu tới 3000 mét trong hai giờ.

Chưa hết, cá heo còn có các bí ẩn rất hấp dẫn khác là để thích nghi với cuộc sống dưới nước thì thị giác, khứu giác cũng như vị giác của cá không còn được hoàn hảo. Như vậy, cá phải có một cơ quan đủ nhạy để phát hiện ra các mồi ăn để sinh sống. Đó là bộ “sonar” phức hợp gồm các túi nằm dưới lỗ hơi (mũi), được tập trung thành một bó trong đám mỡ gọi là “quả dưa” ở phía trên đầu. Sonar này phóng ra các sóng (cỡ từ 100 đến 20.000 hertz) quét vào mục tiêu bằng cách cá ngọ ngoạy đầu. Các sóng rada dội lại được thu vào hàm dưới của cá heo để truyền lên tai trong, qua các mô mỡ theo dây thần kinh thính giác đi vào não để phân tích. Theo các nhà sinh học, cá heo không dùng rada này để quan hệ nói chuyện với nhau.

Bà Anne Colet, chuyên gia về cá heo ở Pháp, cho rằng: cá heo không có dây thanh và không có môi cử động được nên chúng chỉ phát ra tiếng kêu và tiếng nghiến kèn kẹt. Sự quan hệ của cá heo qua âm thanh cũng chỉ phát triển ở mức như của chó.

Ngôn ngữ của cá heo. Tuy là ngôn ngữ của cá heo chưa phát triển mấy, nhưng người ta cũng thấy cá heo thuộc loại “lắm lời”. Nó xướng âm bằng “huýt sáo và lời ca”, mỗi con có một âm sắc riêng nên cũng có người cho rằng mỗi quần thể cá có một lối đối thoại như cá heo ở biển Floride Mỹ có thể ngữ khác với cá heo ở Địa Trung Hải ở Châu Âu. Cá heo còn quan hệ với nhau qua điệu bộ cử chỉ, thí dụ độ cao và tần số của cú nhảy có thể là thông tin cho bầy cá. Vì vậy các nhà nghiên cứu có dự định dạy cho cá heo bằng ngôn ngữ của người điếc và tìm cách giải mã các tiếng huýt của cả heo để có thể "giao thiệp” với cá heo.

Đường tình ái. Cá heo không sống chung thủy theo cặp đôi. Đến mùa sinh đẻ, con đực lần lượt đi cặp bồ với từng con cái, quyến rũ bằng các nhảy lộn nhào trên mặt nước, cọ sát vuốt ve hoặc nhạy cắn nhẹ với con cái và ca hát với nhau qua nhiều ngày hoặc nhiều tuần xa bầy đàn, để rồi bắt tình thụ tinh cho cá cái. Sau đó, chúng xa cách nhau để trở về với đồng loại trong bầy đàn. Sau 10 đến 16 tháng sau con cái đẻ ra cá con nặng đến 90 kg rồi cho bú.

Tình bạn giúp đỡ cưu mang nhau. Cá có tập tính vị tha trong bầy cá, cỡ từ 6 đến 20 con. Khi cá cái sinh đẻ (mất khoảng 3 giờ ở cá heo trắng, với con mới sinh được 70 kg) thường có một cô “cá hộ lý” để giúp đỡ, đưa đứa “bé” mới sinh lên mặt nước để hớp không khí. Cô “hộ lý” này còn trông giữ đứa con nuôi khi cá mẹ đi săn kiếm cá ăn. Khi một con cá heo bị thương không thể ngoi lên mặt nước để thở, nó được các cá khác trong cùng đàn đỡ nâng lên mặt nước để thở. Cá heo cũng có tập tính chăm sóc cá “cao tuổi”. Cá già thường rụng hết răng được các cá heo khác trong bầy mớm cho ăn và bảo vệ trước cá dữ.

Ý thức của cá heo. Các nhà nghiên cứu cho rằng cá heo bị giạt mắc cạn trên bờ không phải là do cá định tự tử mà là do nguyên nhân khác. Khi mất hoàn toàn khả năng tự định hướng, cá heo thường lao giạt mắc cạn vào bờ, điều này xảy ra là do chấn động mạnh địa chất ở đáy biển, hoặc do biến đổi mạnh mẽ về điện từ trường, do các hoạt động quân sự và gây ô nhiễm nặng vùng nước. Thường thì cá heo đầu đàn giạt mắc cạn vào bờ, cả đàn cá bị hoảng loạn cũng làm theo.

Thông minh của cá heo. Theo chuyên gia cá heo Anne Colet thì cá heo có thể là loài vật thông minh. Cá heo mỏ tày (tursiop) thường gặp ở biển có thể luyện giúp đánh bắt cá như theo tín hiệu của người đánh bắt cá đập gậy lên mặt nước để dồn cá vào lưới giăng. Người ta đã thấy cá heo đến cứu các tay thợ lặn gặp cơn nguy khốn tuyệt vọng. Cá heo đã được nuôi dạy làm một số trò theo lệnh của người. Thế nhưng theo báo Pháp Ca m'intéresses “người ta nhận thấy trong 100 cá heo bắt được nuôi chỉ còn 15 con sống sót sau 2 năm. Trong thiên nhiên, cá heo sống thọ khoảng 40 tuổi nhưng khi đem bắt nuôi trong bể nó chỉ sống trung bình dược có 5 năm”. Chúng đã chết vì buồn phiền, ngay cả khi cá nuôi đẻ trong bể nhưng chớ nên quên là nhiều cá heo con đã bị chết sau đó. Một điều đáng nể cho chúng ta vì con vật ưa sống theo xã hội của chúng.