Nguyên là kẹo đậu phụng của cụ Hai làm, bộ đội kháng chiến thích tếu nên gọi là kẹo Cuđơ (viết cũng vậy) ấy là thứ kẹo làm bằng mật mía cùng với đậu phụng rang qua, nền thanh, ngọt và thơm. Trên cái nền vị chát của nước chè xanh (người địa phương Hồng Lĩnh gọi là nước chè xeng), người Hà Tĩnh có một thức uống thật tuyệt vời. Thậm chí có làng còn tham gia phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh hăng hái quá, bị Tây nó thù giải tán cả làng đến 17 năm, họ vẫn tìm về và lại trồng nương chè để sống. Ở Hà Tĩnh, những làng dọc sông Ngàn Sâu, Ngàn Trươi, sông La đều có trồng chè xeng không phải bằng bát sứ, bát sành mà bằng cái vùa, nghĩa là một cái tô bằng đất nung. Trước khi dùng, các cụ thường đun thêm một lần nữa cho thơm mùi trấu. Người Hà Tĩnh uống nước chè xeng trong những vùa đậm đặc đến độ, theo lời họ, “cắm dũa vào không trúc (ngã)”. Họ cũng không uống một vài bát, mà phải đếm vùa bằng sải tay, giống như ta ăn chè mồng năm Tết Đoan ngọ. Người Hồng Lĩnh còn có tập quán mời láng giềng uống chè xeng mới nấu, đến nỗi ở phòng bên cạnh thuộc khách sạn Bến Nghé, chợt nghe tiếng gọi nhau ơi ới, tiếng chạy rầm rập tôi mới biết rằng trong đoàn khách đi tham quan, các vị ở phòng này chạy sang tìm phòng khác để uống nước chè xeng, dù biết rằng phòng kia cũng có tiêu chuẩn trà như mình.

Vì vậy tôi mới gọi các làng Hà Tĩnh là làng khát. Khát là khát nước và khát vọng. Thật ít có những người biết khát vọng như là người Hồng Lĩnh. Tôi có một anh bạn mới đây đi đâu cũng cầm theo một quyển sổ ghi chép. Thấy anh mải mê ghi chép mọi thứ trên lăng, trong cung, tôi bỗng bấm bụng cười thầm, tự hỏi không biết ghi chép thế nào thì đến bao giờ mới biết hết Huế. Thế mà chẳng bao lâu, đến bây giờ anh đã in mấy cuốn sách về Huế và trở thành chuyên viên về “văn hóa Huế”. Tôi thừa nhận rằng anh ta giỏi, theo “kiểu Hà Tĩnh”, nghĩa là giỏi lúc nào không biết!

Một bài chiếu của vua Tự Đức có phê rằng: “có Nghệ Tĩnh cũng không giàu thêm, không có Nghệ Tĩnh cũng không nghèo bớt” cho đất nước, ý sự thừa thãi của Nghệ Tĩnh, và bãi bỏ chương trình cứu trợ cho Nghệ Tĩnh.

Nói vậy là chưa thông (xin lỗi vua) sự lý. Nghệ Tĩnh theo tôi nghĩ, là nước Hy Lạp của Việt Nam, là nguồn cung cấp nhân tài cho cả nước. Tôi e rằng nếu Nghệ Tĩnh “đòi” lại người của mình làng nào về làng ấy thì lại không có cách mạng Việt Nam, không có ông Trần Phú, không có Bác Hồ; thơ cũng không (vì không có Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du), thơ mới cũng không (vì không có Xuân Diệu, Huy Cận), và khoa học hiện đại cũng không có (ví dụ không có Hoàng Xuân Hãn). Trong một làng Nghệ Tĩnh xưa, có đến năm, bảy tiến sĩ, hàng chục ông cử nhân, phó bảng mở trường dạy học, và thích xây dựng tủ sách quý làm cho con cháu đời sau. Vì vậy người Nghệ Tĩnh rất giỏi, “giỏi lúc nào không biết”, cứ như vươn vai đứng dậy là thân thể họ to lớn như “người ngoài hành tinh”. Chính Nguyễn Công Trứ là một người như vậy, và cũng có Nguyễn Công Trứ mới dám tự hào về quê hương mình trong thơ:

Ai biết nước sông Lam răng là trong, răng là đục

Thì biết cuộc đời răng là nhục, răng là vinh...

Có một làng như thế ở Hà Tĩnh, gọi là làng Đông Lưu hoặc là xã Ích Hậu, có ông Hiệt Chi làm chủ một tủ sách lý tưởng mà ông đặt tên là “Mộng Hiệt Thư Trai”. Hồi đầu kháng Pháp, người ta cho tủ sách của ông vào lửa, người cháu là Nguyễn Du Chi dù chưa đọc hết sách vẫn a vào lửa, đến nỗi người ta phải chùn tay không đốt nữa. Tủ sách đó bây giờ trở thành nòng cốt của tủ sách Hán Nôm Việt Nam. Xây dựng xong tủ sách, ông bỏ đi làm thủ lĩnh phong trào Duy Tân, cùng cụ Hồ mở trường Dục Thanh ở Phan Thiết. Em ông là Nguyễn Hàn Chi cũng là thủ lĩnh phong trào Duy Tân, bị chém ở quê nhà Hà Tĩnh. Khát vọng của dòng họ thật là lớn, bằng cách tên của mỗi người đều có hàm chứa tên của một danh nhân lịch sử. Ví dụ Nguyễn Kinh Chi (có Kinh Như Vương), Nguyễn Từ Chi (có Đào Duy Từ), Nguyễn Đổng Chi (có Phù Đổng Thiên Vương), Nguyễn Huệ Chi (có Nguyễn Huệ), Nguyễn Du Chi (có Nguyễn Du)... Đầu phải họ dám so mình với danh nhân lịch sử, nhưng khát vọng của họ thật vô cùng. Vả lại, họ đều trở thành giáo sư nổi tiếng chứ đâu có tầm thường chút nào. Nhưng xã Ích Hậu đồng thời cũng có 3 tật xấu:

1. Hay đi vào bờ ruộng của xã khác để bắt ếch vì vậy khiến nát ruộng.

2. Thường ở truồng đi đánh dậm (bắt cá) ở gần cửa Hội. Một hôm nóng quá ho trần truồng như thế mà nằm ở nhà thờ cụ Nguyễn Xí, bị cụ nổi giận cho “Tào Tháo đuổi” ai về nhà nấy, vừa đi vừa chay té càng. Ông Du Chi thời xưa cũng đi đánh dậm như vậy.

3. Cả xã có tục “đi ăn mày”. Đến nỗi cụ Hoàng giáp Nguyễn Văn Giai đã có câu thơ về làng mình:

Giang hồ lang miếu trời hai phía

Bị gậy, cân đai đất một hòn

Năm 1997, có người đến xã thì đóng cửa, vì bận “đi ăn mày”. Dù có 3 điểm xấu trên, thì làng Ích Hậu vẫn là một làng văn hóa nổi tiếng.

Dọc đường Bắc Nam, tôi dừng lại thật lâu ở phía Bắc thị xã Hà Tĩnh, thấy nền trời hiện ra một vệt xanh mù. Đó chính là dãy núi Hồng Lĩnh, mà dưới chân có làng của những người tên là Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du, Hoàng Xuân Hãn... Tôi ước mơ làm “Chân Nhân” cầm ống sáo trúc có mây luồn mịt mờ qua các lỗ trúc và ngồi im trên đỉnh núi Hồng Lĩnh “hít thở một hơi thật dài từ mũi đến tận gót chân” như trong sách của Trang Tử. Rồi tôi giắt lưng đủng đỉnh đi xuống núi, ngoảnh mặt nhìn lên tiểu đồng, bất chợt cảm khái:

Trời sẵn tính thông minh, dằng dặc sơn hà một dải.

Đất sinh người tuấn kiệt, rõ ràng văn hiến ngàn năm.

Câu mà tôi đã viết ở sổ lưu niệm của nhà họ Nguyễn ở Tiên Điền!