CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
A. YÊU CẦU
- Muốn làm tốt một bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, các em cần phải tìm hiểu kĩ đề bài, tìm ý, lập dàn bài (bám vào dàn bài chung có trong phần Ghi nhớ của SGK), viết và sửa chữa.
- Bài viết phải có cách nhìn riêng, suy nghĩ và tình cảm riêng của người viết.
B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP
I- Phần bài học
ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
(4 đề bài trong SGK tập 2, trang 22)
Câu hỏi a. Các đề bài trên có điểm gì giống nhau? Chỉ ra những điểm giống nhau đó.
Gợi ý
Các đề bài trên mặc dù nội dung khác nhau (gương học sinh nghèo vượt khó, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam, mải chơi trò chơi điện tử mà sao nhãng việc học hành, nhận xét về một câu chuyện kể về gương học tập của cậu bé Nguyễn Hiền) nhưng đều là để bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Các đề bài đều yêu cầu người viết phân tích sự việc, hiện tượng và nêu suy nghĩ riêng của mình.
Câu hỏi b. Mỗi em tự nghĩ một đề bài tương tự.
Gợi ý
- Để bài tự nghĩ ra phải thuộc nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Đó là những sự việc, hiện tượng trong đời sống xảy ra xung quanh em, trong gia đình, nhà trường, nơi công cộng...
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
Cần xem kĩ hướng dẫn các bước làm một bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống (như cách tìm hiểu đề bài, tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa chữa) trong SGK tr. 23, 24.
II - Phần luyện tập
Lập dàn bài cho đề 4, mục I.
Gợi ý
- Hoàn cảnh đặc biệt của Nguyễn Hiền: nhà nghèo, xin được làm chú tiểu quét chùa.
- Tinh thần ham học và chủ động học tập của Hiền: nép bên cửa nghe thấy thầy giảng kinh, chỗ nào chưa hiểu thì hỏi thầy để thầy giảng thêm cho hiểu, viết chữ trên lá rồi lấy que tre xâu thành tập ghim xuống đất.
- Ý thức tự trọng của Hiền biểu hiện ở chỗ: yêu cầu nhà vua có võng lọng với đầy đủ nghi thức đến đón mới chịu về Kinh.
- Có thể học tập Nguyễn Hiền ở nhiều điểm nhưng học cái quý nhất là tinh thần học tập vượt khó.