TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP

A. YÊU CẦU

- Hệ thống hoá những kiến thức ngữ pháp đã được học trong toàn cấp học như: từ loại, cụm từ, thành phần câu, các kiểu câu.

- Giải một số bài tập mà bài học đưa ra.

B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP

TỪ LOẠI

DANH TỪ, ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ

Bài tập 1. Trong số các từ in đậm sau đây, từ nào là danh từ, từ nào là động từ, từ nào là tính từ? (Các mục a, b, c, d, e trong SGK tập 2)

Gợi ý

- Danh từ: lần, lăng, làng.

- Động từ: đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập.

- Tính từ: hay, đột ngột, phải, sung sướng.

Bài 2. Hãy thêm các từ cho sau đây vào trước những từ thích hợp với chúng trong ba cột bên dưới. Cho biết mỗi từ trong ba cột đó thuộc loại từ nào? (Các mục a, b, c trong SGK tập 2)

Gợi ý

Có thể thêm như sau:

/(c)/ hay

/(a)/ cái (lăng)

/(c)/ đột ngột

/(b)/ đọc

/(b)/ phục dịch

/(a)/ ông (giáo)

/(a)/ lần

/(a)/ làng

/(c)/ phải

/(b)/ nghĩ ngợi

/(b)/ đập

/(c)/ sung sướng

Từ nào đứng sau (a) được gọi là danh từ (hoặc loại từ).

Từ nào đứng sau (b) được gọi là động từ

Từ nào đứng sau (c) được gọi là tính từ.

Bài tập 3. Từ những kết quả đạt được ở bài tập 1 và bài tập 2, hãy cho biết danh từ có thể đứng sau những từ nào, động từ đứng sau những từ nào và tính từ đứng sau những từ nào trong số những từ nêu trên.

Gợi ý

Danh từ có thể đứng sau những, các, một.

Động từ có thể đứng sau hãy, đã, vừa.

Tính từ có thể đứng sau rất, hơi, vừa.

Bài tập 4. Kẻ bảng theo mẫu dưới đây và điền các từ có thể kết hợp với danh từ, động từ, tính từ vào những cột để trống (Xem SGK, tr. 131).

Gợi ý

Bảng tổng kết về khả năng kết hợp của danh từ, động từ, tính từ

Bài tập 5. Trong những đoạn trích sau đây, các từ in đậm vốn thuộc từ loại nào và ở đây chúng được dùng như từ thuộc từ loại nào? (Xem các câu a, b, c trong SGK, tr. 131, 132).

Gợi ý

a) Tròn là tính từ, ở đây nó được dùng như động từ.

b) Lí tưởng là danh từ, ở đây nó được dùng như tính từ.

c) Băn khoăn là tính từ, ở đây nó được dùng như danh từ.

CÁC TỪ LOẠI KHÁC

Bài tập 1. Hãy xếp các từ in đậm trong những câu sau đây vào cột thích hợp (theo bảng mẫu) ở dưới (Xem các câu a, b, c, d, e, g, h trong SGK, tr. 132)

Gợi ý

Bảng tổng kết về các từ loại khác (ngoài danh từ, động từ, tính từ)

Số từ Đại từ Lượng từ Chỉ từ Phó từ Quan hệ từ Trợ từ Tình thái từ Thán từ
ba tôi những ấy đã chỉ hả trời ơi
năm bao nhiêu đâu mới của cả
bao giờ đã nhưng ngay
bây giờ đang như

Bài tập 2. Tìm những từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn. Cho biết các từ ấy thuộc từ loại nào.

Gợi ý

Từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo cậu nghi vấn là: à, ư, hử, hở, hả,... Chúng thuộc loại tình thái từ.

CỤM TỪ

Bài tập 1. Tìm phần trung tâm của các cụm danh từ in đậm. Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm danh từ (Xem các câu a, b, c trong SGK, tr. 133).

Gợi ý

a) Ảnh hưởng, nhân cách, lối sống là thành tố chính của cụm danh từ. Các dấu hiệu là những lượng từ đứng trước: những, một, một.

b) Ngày là thành tố chính của cụm danh từ. Dấu hiệu: từ những.

c) Tiếng là thành tố chính của cụm danh từ. Dấu hiệu: có thể thêm những vào trước.

Bài tập 2. Tìm thành phần trung tâm của các cụm từ in đậm. Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm động từ (Xem các câu a, b trong SGK, tr. 133).

Gợi ý

a) Phần trung tâm của các cụm động từ lần lượt là: đến, chạy, ôm. Dấu hiệu là đã, sẽ, sẽ.

b) Phần trung tâm của cụm động từ là lên. Dấu hiệu là vừa.

Bài tập 3. Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm. Chỉ ra những yếu tố phụ đi kèm với nó (Xem các câu a, b, c trong SGK, tr. 133).

Gợi ý

a) Thành tố chính của các cụm tính từ lần lượt là: Việt Nam, bình dị, Việt Nam, Phương Đông, mới, hiện đại (các từ Việt Nam, phương Đông được dùng làm tính từ). Dấu hiệu là rất.

b) Thành tố chính của cụm tính từ là êm ả. Dấu hiệu: có thể thêm rất vào phía trước.

c) Thành tố chính của các cụm tính từ lần lượt là: phức tạp, phong phú, sâu sắc. Dấu hiệu: có thể thêm rất vào phía trước.