KHỞI NGỮ

A. YÊU CẦU

- HS nắm được khái niệm về khởi ngữ (còn gọi là đề ngữ) trong SGK.

- Rèn kĩ năng nhận diện khởi ngữ để thực hiện các bài tập, trả lời các câu hỏi, vận dụng trong nói và viết.

B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP

I. Phần bài học

ĐẶC ĐIỂM VÀ CÔNG DỤNG CỦA KHỞI NGỮ TRONG CÂU

Câu hỏi 1. Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ trong những câu sau về vị trí trong câu và quan hệ với vị ngữ.

Gợi ý

a) Chủ ngữ trong câu cuối của đoạn văn là từ anh thứ hai (không phải từ anh thứ nhất).

b) Chủ ngữ của câu này là từ tôi.

c) Chủ ngữ của câu này là từ chúng ta.

Như vậy, các từ ngữ in đậm không phải là chủ ngữ của các câu trên. Các từ ngữ đó nêu đề tài được nói đến trong câu và thường đứng trước chủ ngữ.

Câu hỏi 2. Trước các từ ngữ in đậm nói trên, có (hoặc có thể thêm) những quan hệ từ nào?

Gợi ý

Trước các từ ngữ in đậm nói trên, có (hoặc có thể thêm) những quan hệ từ: về, đối với.

Chẳng hạn: câu a, b có thể thêm về; câu c có thể thay đối với.

Bài tập 1. (SGK, trang 8)

Gợi ý

Các khởi ngữ trong các đoạn trích sau là:

a) Điều này

b) (Đối với) chúng mình

c) Một mình

d) Làm khí tượng

e) (Đối với) cháu

Bài tập 2. (SGK, trang 8)

Gợi ý

Đặt trong tình huống cụ thể, ta có thể chuyển như sau:

a) Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.

b) Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.