CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (phần Tiếng Việt)

A. YÊU CẦU

- Nhận biết một số từ ngữ địa phương.

- Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ địa phương trong các văn bản.

- Có thái độ đúng khi sử dụng từ ngữ địa phương trong đời sống.

B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP

Bài tập 1. (SGK tập 2 trang 97, 98)

Gợi ý

a) Từ địa phương: thẹo (sẹo), dễ sợ (sợ lắm), lặp bặp (lập bập), ba (cha, bố).

b) Từ địa phương: kêu (gọi), đâm (trở nên), đũa bếp (đũa cả), nói trổng (nói trống không), vô (vào).

c) Từ địa phương: bữa sau (hôm sau), lui cui (cắm cúi, lúi húi), nhắm (ước chừng, cho là), dáo dác (nháo nhác), giùm (giúp).

Bài tập 2. (SGK trang 98)

Gợi ý

- Từ "kêu" ở (a) là từ toàn dân, đồng nghĩa với "nói to".

- Từ "kêu" ở (b) là từ địa phương, tương đương với từ toàn dân "gọi".

Bài tập 3. (SGK trang 98)

Gợi ý

Các từ địa phương là "trái" (tương đương với từ toàn dân quả), "chi" (gì), "kêu" (gọi), "trống hổng trống hảng” (trống huếch trống hoác).

Bài tập 4. (SGK trang 99)

Gợi ý

Từ địa phương Từ toàn dân tương ứng

kêu

bữa sau

lui cui

giùm

dáo dác

đâm

đũa bếp

trống hổng trống hảng

chi

thẹo

dễ sợ

lặp bặp

ba

nói trổng

trái

vào

gọi

hôm sau

cắm cúi, lúi húi

giúp

nháo nhác

trở nên

đũa cả

trống huếch trống hoác

sẹo

sợ lắm

lập bập

cha, bố

nói trống không

quả

Bài tập 5*. (SGK trang 99)

Gợi ý

Không nên cho nhân vật bé Thu (trong Chiếc lược ngà) dùng từ ngữ toàn dân. Ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm phản ánh phần nào tính chân thật của tác phẩm. Nếu bé Thu dùng ngôn ngữ toàn dân thì tác phẩm sẽ không còn mang đậm sắc thái Nam Bộ nữa.

Tuy nhiên, để không gây khó khăn cho người đọc cả nước, tác giả đã không lạm dụng từ ngữ địa phương.