Câu 1. Có thể điền dấu chấm hay dấu phẩy vào những chỗ nào ở hai bức thư trong mẩu chuyện sau?

DẤU CHẤM VÀ DẤU PHẨY

Có lần, nhà văn nổi tiếng Bớc-na Sô nhận được tập bản thảo truyện ngắn của một người đang tập viết văn, kèm theo một bức thư ngắn. Thư viết: “Thưa ngài tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi vì viết vội tôi chưa kịp đánh các dấu chấm dấu phẩy rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm dấu phẩy cần thiết xin cảm ơn ngài”.

Vốn là người có khiếu hài hước, Bớc-na Sô bèn viết thư trả lời: “Anh bạn trẻ ạ tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì gửi đến cho tôi chào anh”.

Trần Mạnh Thường sưu tầm

Đặt dấu như sau là đúng:

- Bức thư 1:

“Thưa ngài, tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi. Vì viết vội, tôi chưa kịp đánh các dấu chấm, dấu phẩy. Rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết. Xin cảm ơn ngài”.

- Bức thư 2:

“Anh bạn trẻ ạ, tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì, gửi đến cho tôi. Chào anh”.

- Nội dung câu chuyện: Viết văn là một công việc rất vất vả, gian khổ. Anh chàng nọ muốn trở thành nhà văn nhưng không biết sử dụng dấu chấm, dấu phẩy hoặc lười biếng đến nỗi không thèm đánh dấu câu mà nhờ nhà văn nổi tiếng làm cho việc ấy. Anh ta đã nhận được từ Bớc-na Sô một bức thư trả lời hài hước và có tính giáo dục sâu sắc.

Câu 2. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em. Nêu tác dụng của từng dấu phẩy được dùng trong đoạn văn.

* Tham khảo đoạn văn dưới đây:

(1) Một hồi trống dài thôi thúc, báo hiệu tiết mục thể dục giữa giờ bắt đầu. (2) Chúng em nhanh nhẹn xếp hàng theo đúng vị trí quen thuộc, mỗi người cách nhau một sải tay. (3) Theo tiếng trống, từng động tác được thực hiện nhịp nhàng, đều đặn. (4) Những tấm thân mềm mại, những gương mặt hồn nhiên tươi rói dưới ánh nắng mai.

- Câu 1: Dấu phẩy ngăn cách các thành phần chủ ngữ và vị ngữ của câu.

- Câu 2: Dấu phẩy ngăn cách hai vế trong câu ghép.

- Câu 3: Dấu phẩy ngăn cách thành phần trạng ngữ với cụm chủ - vị.

- Câu 4: Dấu phẩy ngăn cách các vế trong câu ghép.