Câu 1. Lập dàn ý miêu tả một trong các đồ vật sau đây:

a) Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai.

b) Cái đồng hồ báo thức.

c) Một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.

d) Một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.

e) Một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát.

* Tham khảo một số dàn ý dưới đây:

a) Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai.

1. Mở bài:

- Sách do ai mua, vào thời gian nào?

- Em rất thích quyển sách.

2. Thân bài:

- Các bộ phận của sách gồm bìa và ruột.

- Bìa sách in bằng giấy cứng và trơn láng. Ruột sách dày 176 trang, làm bằng giấy trắng, in chữ đen.

- Bìa sách trang trí đẹp như một bức tranh. Trên cùng là dòng chữ Bộ giáo dục và đào tạo màu đen. Kế đó là hàng chữ Tiếng Việt màu xanh in to và đậm, chiếm gần hết chiều ngang cuốn sách.

- Bên dưới là một bức tranh nhiều màu vẽ cảnh các bạn học sinh ngồi chơi, ngắm nhìn các bác nông dân làm ruộng, xa xa có núi cao, sông dài, làng xóm trù phú.

- Nội dung cuốn Tiếng Việt 5, tập hai gồm các môn: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn theo các chủ đề như Người công dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn...

- Nội dung các bài văn, bài thơ rất hay. Từng bài có kèm theo tranh vẽ giúp em dễ hiểu bài hơn. Em rất thích các bài thơ và học thuộc lòng từng bài thơ theo sự hướng dẫn của cô giáo.

3. Kết bài:

- Em lấy giấy báo ảnh bao ngoài cẩn thận để giữ gìn sách đến hết năm học vẫn còn như mới.

- Em rất yêu quyển sách Tiếng Việt vì nó giúp em hiểu biết thêm nhiều điều tốt, điều hay.

b) Cái đồng hồ báo thức.

1. Mở bài:

- Chiếc đồng hồ của nhà em có từ bao giờ? Được đặt ở vị trí nào trong nhà?

2. Thân bài:

+ Tả khái quát:

- Chiếc đồng hồ này thuộc loại nào, tên hiệu là gì?

- Hình dáng, kích thước ra sao?

+ Tả cụ thể từng bộ phận:

- Vỏ chiếc đồng hồ được làm bằng gì? (Sắt, nhựa...)

- Mặt số trang trí như thế nào? Có mấy kim?

- Đồng hồ có bộ phận lên dây cót, bộ phận chuông báo thức. Cứ đúng giờ đã định là chuông kêu.

3. Kết bài:

- Chiếc đồng hồ rất có ích trong đời sống hằng ngày.

- Nó báo giờ, báo thức, nhắc nhở mọi người phải biết quý thời gian, phải biết dùng thời gian vào những việc có ích.

c) Một đồ vật trong nhà mà em yêu thích. (Ví dụ: Tả tấm lịch.)

1. Mở bài:

- Tấm lịch do ai mua (hoặc cho, biếu), vào thời gian nào?

- Vị trí của tấm lịch (treo ở chỗ nào trong nhà?)

2. Thân bài:

- Tấm lịch đó thuộc loại nào? (lịch tờ, lịch lốc?).

- Chất liệu làm lịch (bìa các-tông dày hay giấy trơn láng?)

- Hình dáng cấu tạo của nó. (Nếu là lịch lốc thì có bìa lịch và lốc lịch).

- Lịch trang trí như thế nào?

- Tác dụng của nó đối với con người.

3. Kết bài:

- Cảm nghĩ của em về tấm lịch.

d) Một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em. (Ví dụ: Tả cái bàn.)

1. Mở bài:

- Cái bàn học do ai mua hay ai đóng cho em? Vào thời gian nào? Bàn được kê vị trí nào trong nhà?

2. Thân bài:

- Hình dáng chiếc bàn (chữ nhật hay tròn?).

- Chất liệu làm bàn (gỗ, nhựa, sắt?).

- Cấu tạo của bàn (mặt bàn, chân bàn, hộc bàn...).

- Cái bàn có tác dụng như thế nào trong việc học tập của em? Em giữ gìn chiếc bàn ra sao?

3. Kết bài:

- Cảm nghĩ của em về chiếc bàn học đó?

e) Một đồ vật trong Viện bảo tàng hoặc trong Nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát.

1. Mở bài:

- Em đi thăm Viện bảo tàng vào dịp nào?

- Hiện vật nào làm cho em chú ý hơn cả?

- Cảm tưởng ban đầu của em trước hiện vật đó ra sao?

2. Thân bài:

*Tả hiện vật đó. (Ví dụ: Cái trống đồng Đông Sơn.)

+ Nguồn gốc: Xuất hiện từ thời Hùng Vương dựng nước, cách đây khoảng hơn 3000 năm. Khi đó người Việt cổ đã biết đúc các công cụ, vũ khí và chế tác ra những đồ trang sức bằng đồng thau trong những chiếc khuôn bằng đất sét.

+ Tên gọi: Gọi là trống đồng Đông Sơn vì nó được tìm thấy ở Đông Sơn, Thanh Hóa (Bắc Trung Bộ).

+ Kích thước: Cao 60 cm, mặt trống rộng 40 cm.

+ Hình dáng: Hai mặt bằng nhau, thắt hẹp ở giữa thân trống.

+ Chất liệu: Đồng thau.

+ Trang trí: Nhiều hoa văn, hình người, chim, thú...

+ Tác dụng: Để dùng trong các dịp trang trọng như tế lễ, lễ hội...

3. Kết bài:

- Cảm tưởng của em trước hiện vật đó như thế nào? (Khâm phục tài năng, trình độ kĩ thuật của người xưa. Tự hào về truyền thống lịch sử, văn hoá của dân tộc...)