I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
A. Ẩn dụ là gì?
Ẩn dụ là phương pháp gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó để làm tăng thêm sức gợi hình gợi cảm.
1. Trong câu thơ dưới đây, cụm từ Người cha được dùng để chỉ ai?
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Cụm từ Người cha được dùng để chỉ Bác Hồ.
Vì ở đây Bác Hồ với Người cha có những phẩm chất giống nhau (tuổi tác, tấm lòng thương yêu, sự chăm sóc tận tình, chu đáo đối với con...)
2. Cách nói này có gì giống và khác với phép so sánh?
* Giống: Dựa trên những điểm tương đồng: tuổi tác, tình yêu thương, sự chăm sóc.
* Khác:
- Ẩn dụ là lối so sánh ngầm, người đọc phải tìm ra vế được so sánh. (ở đây chỉ nêu hình ảnh người cha mà thôi.)
- So sánh: Đem hai sự vật so sánh với nhau dựa trên sự tương đồng của chúng.
B. Các kiểu ẩn dụ:
1. Các từ in đậm trên sách giáo khoa dùng để chỉ những hiện tượng hoặc sự vật theo một kiểu khác với cách dùng thông thường:
- Thắp: hiện tượng bừng lên, chỉ sự nở hoa.
- Lửa hồng: chỉ màu đỏ của hoa râm bụt.
Màu đỏ ví với lửa hồng, nở hoa ví với hành động thắp.
2. Các từ ở đây được dùng rất đặc biệt:
- Giòn tan: thường dùng để nêu đặc điểm của bánh. Đây là sự cảm nhận của vị giác.
- Nắng: không thể dùng vị giác để cảm nhận.
- Sử dụng từ giòn tan để nói về nắng là có sự chuyển đổi cảm giác
3. Một số kiểu tượng đồng giữa các sự vật qua ví dụ ở phần I và II.
- Tương đồng về hình thức: lửa hồng - màu đỏ
- Tương đồng giữa các hiện tượng sự vật: Người cha – Bác Hồ (ẩn dụ phẩm chất)
- Tương đồng về cảm giác: giòn tan - nắng rực rỡ (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác).
II. LUYỆN TẬP
1. So sánh đặc điểm và tác dụng của ba cách diễn đạt:
Cách 1:
Bác Hồ mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Cách diễn đạt này là cách diễn đạt bình thường.
Cách 2:
Bác Hồ như người cha
Đốt lửa cho anh nằm
Cách 3: Ở hai cách này tác giả sử dụng ẩn dụ (Người cha) làm cho cách diễn đạt có tính hình tượng và tính hàm súc cao.
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
2. Các ẩn dụ trong câu tục ngữ và câu thơ:
a. ăn quả, kẻ trồng cây
b. mực, đen, đèn, sáng
c. thuyền, bến
d. Mặt trời (trong câu: Thấy một Mặt trời trong lăng rất đỏ)
- Trong câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - ăn quả có nét tương đồng về cách thức với "sự hưởng thụ thành quả lao động”, còn kẻ trồng cây có nét tương đồng về phẩm chất với "người lao động", người tạo ra quả. Câu tục ngữ này khuyên mọi người khi được hưởng thụ thành quả phải nhớ ơn người lao động đã vất vả mới tạo ra được thành quả đó.
- Trong câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng – mực, đen có nét tương đồng về phẩm chất với "cái xấu", đèn, sáng có nét tương đồng về phẩm chất với "cái tốt, cái hay.."
- Thuyền chỉ "người đi xa", bến chỉ "người ở lại". Đây là những ẩn dụ chỉ phẩm chất.
- Mặt trời được dùng để chỉ Bác Hồ vì có nét tương đồng về phẩm chất.
3. Những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong các câu văn câu thơ trên sách giáo khoa và tác dụng của những ẩn dụ ấy trong việc miêu tả sự vật, hiện tượng:
- Các ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
a. Chảy: từ thị giác chuyển sang cảm giác khứu giác (ngửi thấy mùi hồi chín bay ngang mũi).
b. Chảy: từ thị giác chuyển sang cảm giác xúc giác (có tác dụng làm tăng sức gợi cảm của ánh nắng ấm lan trên vai áo).
c. Mỏng: từ xúc giác chuyển sang cảm giác thính giác (gợi tiếng lá rơi nhẹ).
d. Ướt: từ xúc giác chuyển sang cảm giác thính giác (tăng sức gợi cảm cho cơn mưa rào: tiếng mưa hòa với tiếng bố cười giòn tan).