I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Đọc ba đoạn thơ (trong SGK):

a. Thể thơ bốn chữ trong bài thơ Lượm có đặc điểm như sau:

Khổ thơ: Khổ thơ thường có bốn câu, nhưng cũng có khổ đặc biệt thêm các câu ngắn:

Chợt nghe tin nhà

Ra thế

Lượm ơi!

Cách gieo vần: Cách gieo vần rất linh hoạt, thường có các cách gieo vần: vần lưng, vần chân, vần liên tiếp, vần gián cách:

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh.

Về khổ thơ năm chữ:

Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

(Minh Huệ)

Khổ thơ trên gieo vần liên tiếp.

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua.

(Vũ Đình Liên)

Khổ thơ trên gieo vần gián cách.

Em đi như chiều đi

Gọi chim vườn bay hết

Em về tựa mai về

Rừng non xanh lộc biếc

Em ở trời trưa ở

Nắng sáng màu xanh che.

Khổ thơ trên gieo vần gián cách.

Cách ngắt nhịp:

Anh đội viên / nhìn Bác

Càng nhìn / lại càng thương

Người cha / mái tóc bạc

Đốt lửa / cho anh nằm.

Khổ thơ trên đây có nhịp 3/2 và 2/3

2. Dựa vào những hiểu biết về thơ năm chữ:

- Mô phỏng (bắt chước) tập làm một đoạn thơ năm chữ theo vần và nhịp đoạn thơ (theo SGK):

Đêm nay trăng sáng tỏ

Bông hoa cúc thêm vàng

Gió thu vờn cây cỏ

Trên bờ tre đầu làng

Sáo diều kêu réo rắt.

II. THI LÀM THƠ NĂM CHỮ: (làm tại lớp)

Tình bạn

Mơ có lúc tỉnh giấc

Hoa có lúc lìa cành

Chỉ người bạn chân thành

Là bền lâu mãi mãi

(Các em làm tiếp thơ 4 chữ và thơ 5 chữ)