I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

A. Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là:

1. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu:

a. Bà đỡ Trần (C) / là người huyện Đông Triều (V)

b. Truyền thuyết (C) / là loại truyện dân gian... kì ảo (V)

c. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô (C) / là một ngày trong trẻo sáng sủa.(V)

d. Dế Mèn trêu chị Cốc (C) / là dại. (V)

2. Vị ngữ các câu trên do những từ hoặc cụm từ nào tạo thành?

a. Là cụm danh từ: "là người huyện Đông Triều".

b. Là cụm danh từ: "là loại truyện kì ảo".

c. Là cụm danh từ: "là một ngày trong trẻo, sáng sủa".

d. Là cụm tính từ: "là dại".

3. Chọn những từ hoặc cụm từ phủ định sau đây điền trước vị ngữ của các câu trên: không, không phải, chưa, chưa phải.

a. Bà Trần không phải là người huyện Đông Triều.

b. Truyền thuyết chưa phải là truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử.

c. Ngày thứ năm không phải là một ngày trong trẻo.

d. Dế Mèn trêu chị Cốc không phải là dại.

B. Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là:

Đọc lại các câu vừa phân tích ở phần I:

1. Vị ngữ trình bày cách hiểu về sự vật, hiện tượng, khái niệm nói về chủ ngữ:

- Câu : trình bày cách hiểu sự vật (định nghĩa về truyền thuyết).

2. Vị ngữ câu có tác dụng giới thiệu sự vật, hiện tượng, khái niệm:

- Câu a: giới thiệu nhân vật bà Trần.

3. Vị ngữ có câu miêu tả đặc điểm trạng thái...

- Câu c: miêu tả cảnh đẹp ở Cô Tô.

4. Vị ngữ có câu đánh giá đối với sự vật...

- Câu 4: đáng giá hành động của Dế Mèn là dại.

II. LUYỆN TẬP

1. Tìm câu trần thuật đơn có từ là (theo sách GK)

- Trừ những câu ở ví dụ b và d, các câu còn lại là câu trần thuật đơn có từ là:

(Dựa vào câu trả lời tóm tắt trên đây, các em nêu từng câu...)

2. Xác định chủ ngữ vị ngữ trong câu trần thuật đơn có từ là vừa tìm được:

a. Hoán dụ (C) / là gọi tên... cho sự diễn đạt.(V)

b. Tre (C) / là cánh tay của người nông dân. (V)

c, Tre (C) / còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ.(V)

d. Bồ các (C) / là bác chim ri...(V)

e, Khóc (C) / nhục (V)

Rên (C) / hèn (V)

Van (C) / yếu đuối (V)

→ lược bỏ từ là

- Dại khờ (C) / là những lũ người câm.(V)

3. Đoạn văn tả người bạn của em:

" Tuấn là bạn học rất thân của em. Bạn ấy có đức tính học tập rất chăm chỉ và ngoan ngoãn. Năm nào, Tuấn cũng đạt học sinh giỏi, là "cháu ngoan Bác Hồ". Em rất thích chơi với bạn ấy để cố gắng học tập và theo gương bạn..."

- Câu giới thiệu của bạn: "Tuấn là bạn học rất thân của em".

- Câu miêu tả tính chất người bạn. “Năm nào, Tuấn cũng đạt học sinh giỏi, là cháu ngoan Bác Hồ”.