1. Từ và cấu tạo từ của Tiếng Việt:

* Từ đơn: từ chỉ gồm một tiếng: nhà, cửa, bàn, ghế.

* Từ phức:

+Từ ghép: gồm hai tiếng trở lên, có quan hệ với nhau về nghĩa:

giáo viên, giúp đỡ, học hành, chăm chỉ ...

+ Từ láy: có quan hệ láy âm giữa các tiếng: đẹp đẽ, vui vẻ, xinh xắn, sạch sành sanh.

2. Nghĩa của từ:

- Nghĩa gốc: nghĩa chính của từ, giải thích nghĩa bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị hoặc đưa ra những từ đồng nghĩa hay trái nghĩa.

- Nghĩa chuyển: nghĩa được sinh ra trên cơ sở nghĩa gốc.

- Từ thuần Việt: những từ do nhân dân sáng tạo ra.

3. Phân loại từ theo nguồn gốc:

- Hán Việt: mượn tiếng Hán

- Ngôn ngữ khác: Pháp, Anh, Nga.

4. Các loại từ đã học: Từ loại

* Danh từ:

+ Danh từ chung: nhà, cửa, bút, mực...

+ Danh từ riêng: Hà Nội, Lê Văn Tám.

* Động từ:

+ Động từ chỉ hành động (làm gì?): đi, chạy, cười, nói: không có động từ khác đi kèm sau.

+ Động từ chỉ trạng thái (làm sao? thế nào?): vui, buồn, yêu, ghét: không có động từ khác đi kèm sau; dám, toan, định: có động từ khác đi kèm sau.

* Tính từ:

+ Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ: đã, sẽ, đang → đã lớn, sẽ đẹp đẽ, đang trẻ trung).

+ Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với từ chỉ mức độ).

Ba từ loại này có thể hoạt động độc lập hay kết hợp với các phụ từ thành cụm từ – cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động từ.

- Số từ:

+ Số từ chỉ số lượng: một, hai, ba, mười... thường đứng trước danh từ (một học sinh, mười cái bàn)

+ Số từ chỉ thứ tự: nhất, nhì, ba... thường đứng sau danh từ (giải nhất, tuần thứ ba...)

- Lượng từ:

+ Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể: những, các, mấy, mọi (những người, các cô chú, cả đám).

+ Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: đôi, trăm, ngàn, từng, mỗi (đôi đũa, trăm tay ngàn mắt, từng nhà, mỗi người).

* Phó từ: Phó từ là những hư từ đi kèm với danh từ, tính từ, động từ: đã, chưa, rất, quá (đã học, chưa về, rất đẹp, ốm quá).

- Các loại phó từ:

+ chỉ quan hệ thời gian: đã, đang, từng, mới, sắp...

+ chỉ sự tiếp diễn tương tự: cũng, đều, vẫn, cứ, còn...

+ chỉ mức độ: rất, lắm, quá, hơi, khá, cực kì...

+ chỉ sự phủ định: không, chẳng, chưa...

+ chỉ sự cầu khiến: hãy, đừng, chớ...

+ chỉ ra kết quả và hướng: mất, được, ra...

+ chỉ tần số: thường, ít, hiếm, luôn...

+ chỉ tình thái: vụt, bỗng, chợt, đột nhiên...

* Chỉ từ:

+ Chỉ từ là những từ trỏ vào sự vật, xác định vị trí sự vật trong không gian hoặc thời gian (ông quan nọ, cái làng kia, anh chàng ấy).

+ Chỉ từ làm phụ ngữ sau trong cụm danh từ, và còn có thể làm chủ ngữ, trạng ngữ trong câu.

5. Các phép tu từ đã học:

* So sánh: là đối chiếu sự vật này với sự vật kia có nét tương đồng để tăng sức gợi hình gợi cảm. (Mô hình cấu tạo phép so sánh gồm: Vế A: tên sự vật được so sánh. Vế B: tên sự vật dùng để so sánh, từ ngữ chỉ phương diện so sánh, từ so sánh).

* Nhân hoá: là gọi hoặc tả cây cối, con vật, đồ vật bằng những từ ngữ dùng để gọi hoặc tả con người (Đá đổ mồ hôi, Gió rên rỉ, Trăng mờ thổn thức...)

* Ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình gợi cảm. Các kiểu ẩn dụ:

+ ẩn dụ hình thức (lửa hồng - màu đỏ)

+ ẩn dụ cách thức (thắp - nở hoa)

+ ẩn dụ phẩm chất (Người cha – Bác Hồ)

+ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (nắng to – nắng rực rỡ).

* Hoán dụ: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi làm tăng sức gợi cảm. Các kiểu hoán dụ:

+ Lấy bộ phận để gọi toàn thể: (người nông dân, làng xóm)

+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng: (Trái đất – nhân loại)

+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật: (áo chàm - Người Việt Bắc)

+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng: (trăm năm – thời gian dài lâu)

6. Câu trần thuật - Câu trần thuật đơn

+ Câu có từ là (câu luận: biểu hiện một suy nghĩ nhằm xác định đặc trưng của sự vật).

+ Câu giới thiệu: (Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều.)

• Câu miêu tả: (Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo sáng sủa.)

• Câu định nghĩa: (Truyền thuyết là loại truyện dân gian...)

• Câu đánh giá: (Lời anh ta nói không là điều anh ta nghĩ.).

+ Câu không có từ là:

Khóc là nhục

Kêu hèn

Van yếu đuối

(Lược bỏ từ là)

Ngoài ra câu trần thuật đơn không có từ là còn có một kiểu câu khác: câu tồn tại... Câu tồn tại dùng để thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: Từ dưới nước nhô lên một cái đầu rồng. (thông báo về sự xuất hiện sự vật)

- Giữa giường thất bảo ngồi trên một bà. (thông báo về sự tồn tại của sự vật)

- Trên bầu trời vụt tắt một vì sao. (thông báo về sự tiêu biểu của sự vật)

Cách tạo câu tồn tại là đảo chủ ngữ xuống sau vị ngữ.

- Từ dưới bờ ruộng, chạy vụt lên một chú bé.

7. Dấu câu đã học:

- Dấu câu kết thúc:

+ dấu chấm (.) đặt cuối câu trần thuật.

+ dấu chấm hỏi (?) đặt cuối câu nghi vấn.

+ dấu chấm than (!) đặt cuối câu cảm thán, cầu khiến.

- Dấu phân cách các bộ phận trong câu

+ Dấu phẩy phân cách giữa các thành phần phụ, trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ: (Từ xưa đến nay (,) Thánh Gióng luôn là...)

+ Dấu phẩy ngăn cách giữa các từ ngữ cùng có chức vụ trong câu – cùng là chủ ngữ, vị ngữ: (... Núi đồi (,) thung lũng (,) bản làng chìm trong...)