I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
A. Nhân hoá là gì?
- Nhân là người;
- Hoá là biến thành, trở thành.
Trong nhân hóa, người ta lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính của con người gán cho đối tượng không phải con người, nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi dễ hiểu hơn.
1. Tìm phép nhân hoá trong khổ thơ:
Những từ thể hiện phép nhân hoá là:
- Ông (trời): gọi trời bằng ông, có tác dụng làm cho trời gần gũi với con người.
- Dùng từ múa gươm để tả cây mía; hành quân tả đàn kiến.
2. So sánh cách diễn đạt sau với cách miêu tả sự vật, hiện tượng ở khổ thơ trên:
- Ông trời mặc áo giáp đen với Bầu trời đầy mây đen
- Muôn nghìn cây mía múa gươm với Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, lá bay phấp phới.
- Kiến hành quân đầy đường với kiến bò đầy đường.
B. Các kiểu nhân hoá:
1. Những sự vật đã được nhân hoá:
Câu a: miệng, tai, mắt, tay, chân.
Câu b: tre
Câu c: trâu
2. Các sự vật trong những câu trên được nhân hoá bằng cách:
- Dùng từ ngữ nhân xưng để gọi sự vật (câu a)
- Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật (câu b)
- Trò chuyện, xưng hô với vật như với người (câu c)
II. LUYỆN TẬP
1. Tác dụng của phép nhân hoá:
"Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn",
2. So sánh cách diễn đạt trong đoạn văn trên với đoạn văn dưới để tìm ra sự khác biệt trong cách diễn đạt.
Đoạn văn 1>< Đoạn văn 2
- Đông vui >< Rất nhiều tàu xe
- Tàu mẹ, tàu con >< Tàu lớn, tàu nhỏ
- Tíu tít nhận hàng và chở hàng >< Nhận hàng về và chở hàng hàng ra.
- Bận rộn >< Hoạt động liên tục.
Nhận xét: Trong đoạn văn 1, người viết sử dụng phép nhân hoá nên ngôn ngữ trở nên sinh động, gợi cảm hơn.
3. Hai cách viết dưới đây có gì khác nhau? Nên chọn cách viết nào cho văn bản biểu cảm và chọn cách viết nào cho văn bản thuyết minh?
Cách 1 >< Cách 2
- trong họ hàng nhà chổi >< trong các loại chổi
- cô bé chổi rơm >< chổi rơm
- xinh xắn nhất >< đẹp nhất
- có chiếc váy vàng óng >< tết bằng rơm nếp vàng
- áo của cô >< tay chổi
- cuốn từng vòng quanh người trông cứ như áo len vậy >< quấn quanh thành cuộn
Cách một có sử dụng phép nhân hoá, thích hợp cho văn bản biểu cảm.
Cách hai tả chân, phù hợp với văn bản thuyết minh.
4. Cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích dưới đây được tạo ra bằng cách nào và tác dụng của nó.
Câu a: núi ơi (trò chuyện xưng hô với vật như với người)
- Biểu hiện tình cảm nhớ thương.
Câu b: (cua, cá) tấp nập, (cò, sếu, vạc, le) cãi cọ om sòm: dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật; họ (cò, sếu, vạc, le), anh (cò): dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.
- Làm cho thế giới loài vật sinh động, gần gũi với con người.
Câu c: (chòm cổ thụ) dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm lặng nhìn; (thuyền) vùng vằng: dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của sự vật.
Câu d: (cây) bị thương; thân mình; vết thương; cục máu: dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
- Phép nhân hoá này còn giúp cho người viết giãi bày cảm xúc.
5. Viết đoạn văn miêu tả ngắn với nội dung tự chọn, trong đó có phép nhân hoá.
Đoạn đường vào quê Bác đi qua nhiều ao sen kế tiếp nhau như dải lụa hoa. Những bông sen chưa nở nắm tay giơ lên chào khách tham quan. Thỉnh thoảng những lá sen non lại cúi rạp xuống khi gặp cơn gió, những chú chim chiền chiện thi nhau bay liệng như muốn hỏi thăm mọi người.