1. Ngoài bài thơ Lượm, em còn biết thêm vài đoạn thơ bốn chữ:

Lạy trời mưa xuống

Lấy nước tôi uống

Lấy ruộng tôi cày

Lấy đầy bát cơm

Lấy rơm đun bếp

...

Nghe vẻ nghe ve

Nghe vè chim cá

Chim sả cá thu

Chim cu, cá giấc

(Ca dao dân ca)

Hai đoạn thơ này có các vần:

Vần lưng: uống - ruộng, cơm – rơm; ve - vè, thu – cu,

Vần chân: xuống - uống

Khổ thơ gieo vần hỗn hợp:

Ta cầm viết đỏ

Gõ xuống nghiên vàng

Vẽ phụng vẽ loan

Vẽ chàng nho sĩ

Sợi chỉ điều hường.

2. Vần chân là vần được gieo vào cuối dòng thơ, vần lưng là vần được gieo ở giữa dòng thơ.

Hãy chỉ ra đâu là vần chân và đâu là vần lưng trong đoạn thơ sau:

Mây lưng chừng hàng

Về ngang lưng núi

Ngàn cây nghiêm trang

Mơ màng theo bụi.

- Vần lưng: hàng, ngang, trang, màng

- Vần chân: hàng - trang, núi – bụi

3. Vần liền là vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ. Trong hai đoạn thơ sau, đoạn nào gieo vần liền và đoạn nào gieo vần cách?

- Vần cách: cháu - sáu (đoạn thơ ở sách GK trang 85)

- Vần liền: hẹ - mẹ, đàn, càn.

4. Đoạn thơ trích trong bài: "Chị em" của Lưu Trọng Lư một đoạn chép sai hai chữ có vần, em hãy chỉ ra hai câu đó và thay vào chữ sông, cạnh sao cho phù hợp.

- Câu "Để em ngồi sưởi” thay là "Để em ngồi cạnh"

- Câu "Cách mấy con đò" thay là "Cách mấy con sông"

5. Tập làm văn đoạn thơ (hay một bài thơ) bốn chữ có nội dung kể chuyện hoặc miêu tả về một sự việc hay một con người theo vần tự chọn.