1. Đọc các đoạn văn trong sách giáo khoa.

2. Trả lời các câu hỏi:

a. Mỗi đoạn văn giúp em hình dung những đặc điểm nổi bật nào của sự vật và phong cảnh được miêu tả?

Mỗi đoạn văn giúp em hình dung những đặc điểm nổi bật của sự vật như sau:

Đoạn 1: Miều tả ngoại hình của nhân vật Dế Choắt ốm yếu, bệnh tật, đối lập với hình ảnh Dế Mèn cường tráng, ngông nghênh.

Đoạn 2: Tả lại phong cảnh Cà Mau, chợ Năm Căn với đặc điểm của một vùng sông nước hoành tráng, sầm uất.

Đoạn 3: Miêu tả bầu trời mùa xuân cây lá trổ hoa với đàn chim lũ lượt kéo về như mở hội.

b. Đặc điểm nổi bật thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh:

* Đặc điểm nổi bật ở những từ ngữ và hình ảnh ở những đoạn văn trên:

- dài lêu nghêu, ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn, bè bè nặng nề, trông rất xấu, lúc nào cũng ngẩn ngẩn, ngơ ngơ...

- Kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện. Tiếng rì rào bất tận. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh. Dòng sông Năm Căn mênh mông. Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch... Rừng đước dựng cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

- Cây gạo sừng sững như tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh... Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau.

c. Hãy tìm những câu văn có liên tưởng và so sánh trong mỗi đoạn. Sự tưởng tượng và so sánh ấy có gì độc đáo?

*Sự liên tưởng và so sánh:

"Người gầy gò dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện"...

“Hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê..." (Đoạn 1)

- "Kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện,... Cá nước bơi hàng đàn đen trũi như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng..." (Đoạn 2)

Gợi ý: Các em tìm tiếp những câu văn có sự liên tưởng và so sánh ở các đoạn, chủ yếu là ở đoạn 3.

- Sự tưởng tượng và so sánh trên đây rất độc đáo ở việc chọn hình ảnh so sánh rất phù hợp với cảm nhận trên thực tế: cây cối, cá, chim, như hiện thân của con người.

Sự so sánh ở cả ba đoạn có điểm chung nhưng cũng có những nét riêng của từng đoạn.

3. Đoạn văn sau đây của Đoàn Giỏi đã bị lược đi một số chữ.

Hãy so sánh với đoạn nguyên văn ở trên (đoạn 2) để chỉ rõ đã bỏ đi những chữ gì? Những chữ bỏ đi có ảnh hưởng đến đoạn văn miêu tả không?

Gợi ý:

+ Các em tự tìm những chữ đã lược đi.

+ Chú ý vừa tìm ra những chữ bỏ đi vừa cho biết những chữ ấy có ảnh hưởng gì đến đoạn văn miêu tả.

Ví dụ: Ở câu đầu hai chữ "ầm ầm" có vai trò gì trong việc miêu tả nước chảy dòng sông Năm Căn? Nếu bỏ hai chữ thì có mất đi sự sinh động của những hình ảnh so sánh và liên tưởng không?

II. LUYỆN TẬP

1. Đoạn văn miêu tả "Hồ Gươm".

* Nhà văn miêu tả cụ thể hình ảnh của Hồ Gươm như cái gương bầu dục lớn và nước hồ sáng long lanh. Tiếp theo nhà văn còn miêu tả chiếc cầu Thê Húc màu son và đền Ngọc Sơn thật rõ ràng, và hình ảnh một cái Tháp Rùa rất điển hình mà chỉ Hồ Gươm mới có.

* Rõ ràng nhà văn đã dùng lời văn để "vẽ" ra cảnh vật Hồ Gươm, cho nên ai cũng có thể nhận ra được.

- Các từ ngữ cần điền vào ô trống: gương bầu dục, cong cong, lấp ló, cổ kính, xanh um.

2. Ở đoạn văn tả chú Dế Mèn

Đã tập trung vào cái thân hình cường tráng, nhưng tính chất rất ương bướng, kiêu căng. Những hình ảnh tiêu biểu và đặc sắc là:

- "Đầu tôi to và nổi từng tảng rất bướng".

- "Sợi râu tôi dài một vẻ rất đỗi hùng dũng".

- "Tôi hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm..."

- "Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu".

3. Em hãy quan sát và ghi chép lại những đặc điểm ngôi nhà hoặc căn phòng em ở.

Trong những đặc điểm đó đặc điểm nào nổi bật nhất? (Các em tự quan sát và ghi chép).

Gợi ý:

- Chú ý: Khi tả nên tả căn nhà của em ở đâu, như thế nào? Ở thành phố hay ở nông thôn? Mỗi nơi đều chọn cách quan sát và ghi chép khác nhau.

4. Nếu tả lại quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em thì em sẽ liên tưởng và so sánh các hình ảnh sự vật sau đây:

- Mặt trời: như cái nong lớn màu đỏ, nhô lên trên ngọn tre trước nhà.

- Bầu trời: quang đãng như tấm gương khổng lồ phản chiếu màu xanh của cây cối.

- Những hàng cây: đứng lặng lẽ như đang nghe chim hót.

- Núi: (đồi) thoa lên mình một màu sáng ban mai.

- Những ngôi nhà: phơi mái rạ vàng dưới vòm trời nắng nhạt.

5. Đề văn ứng dụng (từ bài Sông nước Cà Mau)

"Ở giữa sông trông lên, Vĩ Dạ chỉ là một rừng tre rậm, lả lơi buông lá xuống dòng nước trong veo, dọc theo bờ lơ thơ những khóm lau điểm một vài bông hoa trắng xoá giữa bức màn màu xanh đậm, xanh nhạt nối nhau; trời xanh, nước xanh, tre xanh trong một khung cảnh vẽ toàn những đường cong dịu dàng, mềm mại: dòng sông cong, thân tre cong mềm mại, hoa lau uốn cong, ngọn cờ tơ mịn màng dưới bầu trời trong vắt pha lê".